Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não, dẫn tới giảm cung cấp O2, glucose và dưỡng chất cho các hoạt động của não bộ, khiến tế bào thần kinh thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương.

Căn bệnh này có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Đây là bệnh tiền đề cho những vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra sau đó.

thieu-mau-nao-co-nguy-hiem-khong-nhung-rui-ro-ban-can-biet.webp

Thiếu máu não là gì?

Triệu chứng của thiếu máu não

Tùy vào mức độ nặng nhẹ và đối tượng mắc bệnh mà thiếu máu não có những triệu chứng riêng biệt. Trong đó, các dấu hiệu thiếu máu não phổ biến nhất gồm:

  • Đau đầu: Đây là biểu hiện đầu tiên và xuyên suốt ở người bị thiếu máu não. Đa phần cơn đau đầu bắt đầu  ở một vị trí cố định, đi kèm cảm giác nhói khó chịu, sau đó lan dần ra các khu vực xung quanh, gây nặng đầu, mệt mỏi.
  • Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn: Là cảm giác loạng choạng, mọi thứ quay cuồng khi thay đổi tư thế, tối sầm mặt hoặc nôn ói.
  • Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ gặp ác mộng, tỉnh giấc lúc nửa đêm, mất ngủ...
  • Sa sút trí tuệ, mất tập trung: Người bị thiếu máu não nặng có thể bị suy giảm trí nhớ, hay quên, mất trí nhớ ngắn hạn.
  • Ù tai, nghe kém: Các mảng xơ vữa mạch máu lớn dần làm giảm lưu lượng máu đến hệ tiền đình ốc tai, cơ quan điều tiết mắt... gây ù tai, nghe kém, nhìn mờ.
  • Rối loạn cảm giác: Khi vùng não kiểm soát cảm giác của cơ thể không được cung cấp đủ oxy để hoạt động, những hiện tượng rối loạn cảm giác như đau, tê, buốt... sẽ xuất hiện.

>>> Xem thêm: Thiếu máu não thoáng qua là bị gì?

Đối tượng nào dễ bị thiếu máu não?

Thiếu máu não vẫn được coi là bệnh chỉ tập trung ở người niên vào cao tuổi do quá trình lão hóa gây ra. Ngoài ra, bệnh cũng gặp ở người mắc các bệnh mạn tính như: Cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Tuy nhiên, thống kê cho thấy, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa, nhất là những người thường xuyên căng thẳng, stress, ăn uống không khoa học hoặc có lối sống thụ động…

Thiếu máu não ở người trẻ ngày càng tăng

Thiếu máu não ở người trẻ ngày càng tăng

Thủ phạm gây thiếu máu não

Theo chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu não, bao gồm:

Xơ vữa động mạch

80% các trường hợp thiếu máu não xuất phát từ nguyên nhân xơ vữa, lão hóa động mạch. Các mảng xơ vữa và huyết khối gây hẹp lòng mạch và đè ép vào mạch máu nuôi não, làm giảm lưu lượng máu và oxy lên não. Các bệnh huyết áp cao, mỡ máu cao, đái tháo đường và hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh xơ vữa động mạch.

Thoái hóa đốt sống cổ

Khi các đốt sống cổ bị tổn thương, có thể do bệnh lý hoặc thói quen của người bệnh, chúng sẽ chèn ép lên mạch máu, làm ngưng trệ quá trình cung cấp máu lên não.

Rối loạn tuần hoàn chung

Huyết áp thấp, huyết áp cao cũng có thể gây thiếu máu não do rối loạn vận mạch não làm cho máu lên não kém. Ngoài ra, các bệnh tim mạch, dị tật bẩm sinh động mạch, viêm tắc động mạch, chấn thương cũng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của hệ tuần hoàn trong cơ thể.

Các yếu tố nguy cơ

  • Tuổi tác: Người từ 60 tuổi trở lên sẽ dễ bị thiếu máu não do quá trình lão hóa gây ra.
  • Người lao động trí óc, thường xuyên stress, căng thẳng trong cuộc sống, công việc hay phải tập trung cao độ (nghiên cứu sinh, học sinh, sinh viên ôn tập trong các kỳ thi).
  • Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia: Làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch, dễ dẫn tới thiếu máu máu não cục bộ.
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học, lười vận động: Sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, ít chất béo làm tổn thương thành mạch, phát triển thành các mảng xơ vữa.
  • Hay gối cao đầu khi ngủ: Thói quen này làm cản trở quá trình lưu thông máu từ tim lên não. Lúc này, cổ bị gập ngay đốt sống, chèn ép dây thần kinh gáy gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu lên não, lâu ngày dẫn tới thiếu máu não.

Mặc dù có vô vàn yếu tố thúc đẩy bệnh thiếu máu não xảy ra nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa là do: Thiếu chất dinh dưỡng cho thần kinh não bộ và tuần hoàn máu lên não kém. 2 nhóm nguyên nhân này có mối liên quan mật thiết lẫn nhau, tức là muốn cải thiện tốt tuần hoàn não bộ, cần phải tăng cường hệ thần kinh não bộ và ngược lại.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu não

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu não

>>> Xem thêm: Bài tập cho người thiếu máu não

Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Do tình trạng thiếu máu não xảy ra trong thời gian ngắn, các biểu hiện nhức đầu, hoa mắt, xây xẩm mặt mày, chóng mặt... nhanh chóng được cải thiện nên bệnh nhân rất dễ bỏ qua và tin rằng không có vấn đề gì nghiêm trong. Thế nhưng, điều này rất nguy hiểm bởi nó chính là dấu hiệu tiền đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Trên thực tế, não bộ của chúng ta rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy. Thiếu oxy trong 10 giây, hoạt động chức năng não đã bị rối loạn. Nếu sự thiếu hụt này kéo dài đến 4 phút, các tế bào thần kinh sẽ bị hoại tử và không hồi phục lại được, dẫn đến đột quỵ với những di chứng nặng nề như: Liệt, méo miệng, mất trí nhớ…

Mặt khác, thiếu máu não còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, bao gồm:

- Thường xuyên đau đầu mà rất khó để cải thiện. Cơn đau xuất phát từ một vị trí rồi nhanh chóng lan ra toàn bộ vùng đầu, đôi khi kèm theo hiện tượng hoa mắt, chóng mặt.

- Hạn chế vận động, dễ té ngã do hay bị chóng mặt, mất thăng bằng, đặc biệt là ở những người cao tuổi.

- Thiếu máu não kéo dài khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, thiếu sức sống, từ đó trở nên khó chịu, nóng giận vô cớ, suy giảm khả năng giao tiếp xã hội.

Thiếu máu não là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não có thể xảy ra

Thiếu máu não là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não có thể xảy ra

Điều trị và phòng ngừa thiếu máu não bằng cách nào?

Bởi những ảnh hưởng tiêu cực mà thiếu máu não gây ra nên việc điều trị và phòng ngừa tình trạng này là hết sức cần thiết. Dưới đây là những lời khuyên tốt nhất giúp kiểm soát bệnh thiếu máu não mà người bệnh cần ghi nhớ:

Ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các dưỡng chất sẽ là cách phòng chống bệnh thiếu máu não hiệu quả. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu omega 3 (cá hồi, tảo biển), thực phẩm giàu polyphenols (đậu, hạt, trà), bổ sung sắt để tăng cường quá trình tạo máu. Đồng thời, cần hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, chất kích thích (rượu bia, thuốc lá...).

Vận động thường xuyên

Điều này giúp quá trình lưu thông máu đến não tốt hơn. Với những người làm việc văn phòng, nên thường xuyên vận động, tránh giữ một tư thế quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến đốt sống cổ. Một gợi ý hay dành cho bạn là hãy tập luyện một vài động tác yoga, vừa giúp thư giãn tinh thần, vừa hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn.

Thay đổi lối sống tích cực

Lạc quan, thư giãn tinh thần, cố gắng hạn chế tối đa căng thẳng, stress có thể gặp phải. Nên ngủ sớm và đủ giấc để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo các cơ quan nhằm giúp chúng hoạt động một cách tốt nhất.

Thư giãn tinh thần nhằm cải thiện lưu lượng máu lên não

Thư giãn tinh thần nhằm cải thiện lưu lượng máu lên não

Khám sức khỏe định kỳ

Sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn hoặc thiếu máu não sẽ giúp việc điều trị đúng mục tiêu và đạt kết quả cao hơn.

>>> Xem thêm: 3 bài thuốc dân gian chữa thiếu máu não

Giải pháp đột phá từ thảo dược sâm đất giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não hiệu quả, an toàn

Thiếu máu não nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến sức khỏe của chúng ta suy giảm nhanh chóng, đặc biệt là khi các biến chứng xuất hiện. Do đó, ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... bạn không nên coi thường mà cần chủ động tìm hiểu để khắc phục sớm.

Hiện nay, có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng thiếu máu lên não nhưng chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời. Hầu hết các thuốc tây y mới chỉ tập trung vào vấn đề tăng cường tuần hoàn máu lên não bộ hoặc bổ sung chất dinh dưỡng cho thần kinh não bộ mà chưa có giải pháp nào có thể tác động đồng thời vào cả 2. Vì vậy, việc cải thiện các triệu chứng của thiếu máu não chưa cao, khiến bệnh dễ tái phát, gây nhiều tác dụng phụ.

Đứng trước khó khăn này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm có thành phần từ thảo dược nhằm hỗ trợ điều trị cho người bệnh, đặc biệt chứa thành phần chính là sâm đất. Đây là giải pháp 2 trong 1 giúp: Tăng cường chất dinh dưỡng cho thần kinh não bộ và tăng cường tuần hoàn não bộ - Xu hướng mới trong điều trị thiếu máu não.

Sâm đất - thảo dược có nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt cho người bị thiếu máu não

Sâm đất - thảo dược có nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt cho người bị thiếu máu não

Sản phẩm là sự kết hợp của 5 thành phần gồm: Sâm đất, hạt mào gà trắng, bạch quả, đinh lăng, DMG (Dimethylglycine) giúp bổ sung các vitamin, khoáng chất để tăng cường dinh dưỡng cho tế bào não, đồng thời chống oxy hóa, bảo vệ tế bào não, tăng cường tuần hoàn máu não. Cụ thể:

Sâm đất: Chống oxy hóa, có thể ức chế stress oxy hóa gây ra bởi các tác nhân gây độc thần kinh khác nhau trong não.

Hạt mào gà trắng: Phenolic và flavonoid có trong hạt mào gà trắng giúp tạo các enzyme chống oxy hóa và dọn sạch gốc tự do. 

Đinh lăng: Rễ đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi. Ngoài ra, đinh lăng còn có tác dụng ức chế mạnh hoạt độ men MAO ở não và gan. 

Bạch quả: Điều trị các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não, cải thiện rối loạn dẫn truyền thần kinh và dự phòng thương tổn màng bởi gốc tự do. Ngoài ra, các thành phần flavonoid trong bạch quả giúp trung hòa gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh. 

DMG (Dimethylglycine): Giảm căng thẳng bằng cách cải thiện phản ứng miễn dịch, tăng cường năng lượng, giúp cơ thể tỉnh táo hơn. DMG hỗ trợ sản xuất creatine và phosphocreatine, cung cấp năng lượng và kiềm chế sự mệt mỏi về tinh thần.

Như vậy, sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ Sâm đất không chỉ giúp tăng cường chức năng não bộ, cải thiện các tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung, mà còn phòng ngừa nguy cơ đột quỵ não hiệu quả mà không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, phòng bệnh tái phát.

Hiện nay, trong bối cảnh thị trường tràn lan sản phẩm được quảng cáo giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não nhưng giới chuyên gia khuyên người bệnh nên lựa chọn sản phẩm có thương hiệu lâu năm trên thị trường, được sản xuất bởi công ty lớn, có thành phần được nghiên cứu chứng minh tác dụng và được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao,…

Thiếu máu não ít gây nguy hiểm ngay lập tức nhưng bạn tuyệt đối không nên coi thường, hãy chủ động kiểm soát và để cải thiện bệnh hiệu quả, đừng quên sử dụng thực phẩm có thành phần chính là Sâm đất mỗi ngày nhé!