Nhận biết bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là do lưu lượng máu lên não giảm, làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não khiến tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ não.

Máu lên não kém dẫn đến mọi hoạt động của cơ thể đều suy giảm. Người bệnh hay đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chóng quên, hay cáu gắt vô cớ, giảm ham muốn tình dục, mệt mỏi, mất ngủ, tê bì tay chân, chuột rút... Nhức đầu là biểu hiện sớm và phổ biến nhất của thiểu năng tuần hoàn não, đau khu trú rồi lan ra toàn bộ, nhất là khi phải tập trung suy nghĩ nhiều.

Đau-đầu-là-triệu-chứng-đầu-tiên-của-thiểu-năng-tuần-hoàn-não.jpg

Đau đầu là triệu chứng đầu tiên và xuyên suốt của thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não có thể gây ra các biến chứng như: Dễ té ngã do mất thăng bằng, xuất huyết não, tăng nguy cơ đột quỵ não, tim, thậm chí dẫn đến tử vong.

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thiểu năng tuần hoàn não như: Xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thoái hóa cột sống cổ... nhưng chuyên gia cho rằng, yếu tố gốc rễ do thiếu chất dinh dưỡng cho thần kinh não bộ và tuần hoàn máu lên não bộ kém. 2 nhóm nguyên nhân này có mối liên quan mật thiết lẫn nhau, tức là muốn cải thiện tốt tuần hoàn não bộ, cần phải tăng cường hệ thần kinh não bộ và ngược lại.

Sâm đất – Thảo dược nền tảng trong hỗ trợ cải thiện thiểu năng tuần hoàn não

Sâm đất có tên khoa học là Boerhavia diffusa L (còn gọi là sâm nam, sâm rừng, sâm quy bầu, khoai sâm) phân tán rộng rãi trên khắp Ấn Độ, Thái Bình Dương và miền nam Hoa Kỳ. Cây thuốc này du nhập vào Việt Nam từ những năm 1990 và được trồng nhiều ở vùng Y Tý (Lào Cai). Mùa thu đến là lúc người dân ở đây thu hoạch sâm đất. Củ sâm đất nhìn hơi giống khoai lang nhưng khi bổ ra, ruột lại trắng trong hoặc màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ như mùi nhân sâm.

Củ sâm đất có hình dáng giống khoai, bên trong màu vàng nhạt

Củ sâm đất có hình dáng giống khoai, bên trong màu vàng nhạt

Theo y học cổ truyền, rễ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, long đờm, làm tăng lượng nước tiểu, nhưng với liều cao nó có thể gây nôn mửa và làm ra nhiều mồ hôi. Nó có tác dụng vào hệ thần kinh như một tác nhân chống co giật. Lá sâm đất có tác dụng hoạt huyết, giải độc.

Phân tích hóa học của sâm đất cho thấy, nó chứa rất nhiều thành phần hóa học khác nhau, bao gồm: Rotenoids, flavonoid, xanthones, purine nucleoside, lignans và steroid. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sâm đất có đặc tính chống oxy hóa, tăng cường trí não, tăng sức đề kháng và phòng chống bệnh tật. Các nhà khoa học cho biết, những hoạt chất trong sâm đất có khả năng làm giảm đáng kể việc sản xuất axit thiobarbituric (chất gây stress oxy hóa) và tăng hoạt động của các enzym chống oxy hóa như catalase và superoxide, giảm glutathione (GSH). Tương tự, sâm đất làm giảm đáng kể quá trình peroxy hóa lipid (LPO) trong vỏ não, giúp bảo vệ tổn thương DNA do gốc hydroxyl gây ra trong các mô. Đây là một đặc điểm nổi trội bởi do tốc độ cao của hoạt động chuyển hóa oxy trong não đã hình thành nên gốc tự do. Gốc tự do tấn công mạnh mẽ lên các tế bào thành mạch, hình thành mảng xơ vữa và huyết khối, dẫn tới thiểu năng tuần hoàn não.

Hơn thế nữa, sâm đất cũng được ghi nhận ở khả năng chống tăng huyết áp. Các thử nghiệm hóa học in vitro cho thấy, sâm đất ức chế men chuyển và xanthine oxidase, giúp chống lại chứng phì đại tim, bảo vệ tim mạch, hạ huyết áp. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp giải tỏa lo âu, căng thẳng hiệu quả.

Sâm đất giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào não

Sâm đất giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào não

>>> Xem thêm: Thuốc tăng tuần hoàn máu não