Thiếu oxy lên não là gì?

Thiếu oxy lên não là tình trạng não không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Điều này dẫn đến suy giảm hoạt động của não bộ, khiến chức năng thần kinh bị ảnh hưởng, từ đó làm cơ thể xuất hiện những triệu chứng, phản xạ bất thường. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu oxy lên não là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 hiện nay, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Đặc biệt, căn bệnh này chiếm tới hơn 25% tổng số trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Điều này cho thấy, thiếu oxy lên não là hiện tượng nguy hiểm mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng cần có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng về sau.

thieu-oxy-len-nao-la-tinh-trang-nao-khong-duoc-cung-cap-du-oxy

Thiếu oxy lên não là tình trạng não bộ không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết

>>> XEM THÊM: Thiếu máu não - Dấu hiệu điển hình và cách tăng tuần hoàn não

Triệu chứng thường gặp của thiếu oxy lên não

Khi bị thiếu oxy lên não, người bệnh thường gặp một số dấu hiệu điển hình như:

  • Đau đầu: Theo nghiên cứu, 90% trường hợp bệnh nhân thiếu oxy lên não bị đau đầu. Cơn đau này thường tăng dần theo thời gian, đau nhiều hơn khi ngủ dậy, di chuyển, lo âu, stress,... Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau đầu theo từng cơn, tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, đau có thể lan xuống vùng cổ, vai gáy gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Mất thăng bằng: Người bệnh thiếu oxy lên não thường có cảm giác hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế đột ngột. Ngoài ra, họ còn bị ù tai, tai nghe kém kể cả khi đang ở trong không gian yên tĩnh. 
  • Rối loạn giấc ngủ: Khi não bộ bị thiếu oxy, người bệnh thường trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Bởi vậy, sau khi tỉnh dậy, họ cảm thấy mệt mỏi, tinh thần uể oải, khó chịu,...
  • Giảm thị lực: Thiếu oxy lên não gây ảnh hưởng đến chức năng của các dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh thị giác. Điều này dẫn đến hệ lụy là mắt mờ, hoa mắt, dễ té ngã,...
  • Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể kể đến như giảm trí nhớ, tê bì chân tay, da xanh xao, khó thở,...

dau-dau-chong-mat-la-trieu-chung-thieu-oxy-len-nao-thuong-gap

Đau đầu, chóng mặt,... là những triệu chứng thiếu oxy lên não thường gặp

Nguyên nhân khiến bạn bị thiếu oxy lên não

Theo nghiên cứu, thiếu oxy lên não thường gặp ở người cao tuổi, người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp,... Song, hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc phải bệnh này chiếm con số không nhỏ. Dưới đây là các nguyên nhân gây thiếu oxy lên não mà bạn nên chú ý:

Nguyên nhân ngoại sinh: Sống trong môi trường ô nhiễm, thói quen hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, lười vận động,... là những nguyên nhân gián tiếp gây thiếu oxy lên não mà nhiều người trẻ gặp phải.

Nguyên nhân nội sinh: 

  • Xơ vữa động mạch làm hình thành cục máu đông ở trong thành động mạch. Cục máu này sẽ cản trở quá trình cung cấp oxy lên não bộ, từ đó dẫn đến thiếu oxy lên não. 
  • Rối loạn huyết áp: Hầu hết các trường hợp tăng hoặc giảm huyết áp bất thường đều gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu lên não bộ.
  • Người mắc bệnh tim mạch thì chức năng bơm máu lên não sẽ bị suy giảm, từ đó dẫn đến thiếu oxy lên não.
  • Người có tiền sử thoái hóa đốt sống cổ, viêm xương khớp.

xo-vua-dong-mach-la-nguyen-nhan-thieu-oxy-len-nao-dien-hinh-nhat

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân thiếu oxy lên não điển hình nhất

>>> XEM THÊM: Những thực phẩm cho người thiếu máu não

Thiếu oxy lên não có nguy hiểm không?

Thiếu oxy lên não trong thời gian ngắn sẽ gây rối loạn hoạt động của hệ thống thần kinh và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh phát hiện muộn và không chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Đột quỵ não: Biến chứng đầu tiên của thiếu oxy lên não là đột quỵ. Theo thống kê, có tới hơn 50% trường hợp đột quỵ và tử vong do không được cấp cứu đúng cách. 
  • Thiếu máu não cục bộ thoáng qua: Tình trạng này khiến nhiều người nhầm lẫn với đột quỵ do có các triệu chứng giống nhau như đau đầu, khó thở, ngất xỉu,... Thiếu máu não cục bộ thường diễn ra trong khoảng vài phút đến 1 giờ. Nếu không được phát hiện sớm, cơn đột quỵ có thể ập đến bất cứ lúc nào.
  • Liệt người: Người bệnh có thể bị liệt nửa người, thậm chí toàn thân nếu não bị thiếu oxy trong thời gian dài.
  • Sống thực vật: Thiếu oxy lên não gây hậu quả nghiêm trọng là sống thực vật. Tình trạng này khiến người bệnh rơi vào hôn mê sâu, khó tỉnh lại.

thieu-oxy-len-nao-khong-dieu-tri-kip-thoi-co-the-dan-den-bien-chung-dot-quy

Thiếu oxy lên não không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ

Điều trị thiếu oxy lên não thế nào cho hiệu quả?

Có nhiều cách giúp giảm tình trạng thiếu oxy lên não hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như:

Sử dụng thuốc tây 

Trước khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân bị thiếu oxy lên não, bác sĩ thường sẽ dựa vào thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm như điện não đồ, lưu huyết đồ,.... Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc điều trị như:

  • Thuốc giúp tăng tuần hoàn não như Piracetam.
  • Thuốc hoạt huyết dưỡng não.
  • Vitamin nhóm B, sắt.

Mặc dù thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng thiếu oxy lên não, tuy nhiên hoạt chất trong thuốc thường tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng. 

thuoc-tay-giup-cai-thien-nhanh-trieu-chung-thieu-oxy-len-nao

Thuốc tây giúp cải thiện nhanh triệu chứng thiếu oxy lên não nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe

Dùng sản phẩm thảo dược chứa sâm đất

Thống kê cho biết, có nhiều yếu tố dẫn đến thiếu oxy lên não, nhưng nguyên nhân sâu xa là do não bộ không được cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu và tuần hoàn máu lên não kém. Hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay mới chỉ giải quyết được một trong hai vấn đề trên. Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược chứa cao sâm đất.

Theo nghiên cứu, sâm đất có tác dụng ức chế stress oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do, từ đó ngăn cản quá trình hình thành mảng xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu, cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh thiếu máu lên não, giảm nguy cơ đột quỵ.

Ngoài sâm đất, sản phẩm còn chứa các thành phần khác gồm hạt mào gà trắng, đinh lăng, bạch quả, dimethylglycine,... Đây là sản phẩm tiên phong trên thị trường tác động theo hai cơ chế song song: Tăng cường tuần hoàn máu não và cung cấp dưỡng chất cho não bộ. Nhờ vậy, sản phẩm giúp giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, hỗ trợ điều trị thiếu oxy lên não, phòng ngừa biến chứng đột quỵ.

san-pham-thao-duoc-chua-cay-sam-dat-giup-giam-trieu-chung-thieu-oxy-len-nao

Sản phẩm thảo dược chứa sâm đất hỗ trợ điều trị thiếu oxy lên não hiệu quả

Phòng ngừa bệnh thiếu oxy lên não hiệu quả

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh thiếu oxy lên não khi thực hiện các phương pháp sau:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Người bệnh bị thiếu oxy lên não cần chú ý bổ sung vào thức đơn hàng ngày các dưỡng chất như sắt, omega 3, nitrat, polyphenol,... Cùng với đó, bạn cần hạn chế ăn mỡ động vật, thức uống có cồn, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,...
  • Tăng cường vận động thể lực: Đi bộ 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp cơ bắp dẻo dai hơn mà còn hỗ trợ quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài ra, người bệnh bị thiếu oxy lên não có thể tham khảo các bộ môn khác như bơi lội, cầu lông,...
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Bạn nên dành khoảng 10 - 15 phút để nghỉ ngơi sau 2 giờ làm việc liên tục. Việc này không chỉ giúp giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ mà còn phòng ngừa thiếu oxy lên não hiệu quả.
  • Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

phong-ngua-thieu-oxy-len-nao-nho-che-do-dinh-duong-khoa-hoc

Phòng ngừa thiếu oxy lên não nhờ chế độ dinh dưỡng khoa học

Tóm lại, thiếu oxy lên não là tình trạng nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Hy vọng, những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh, từ đó biết cách phòng ngừa và điều trị phù hợp.

Bạn có thể để lại câu hỏi dưới đây cho chuyên gia nếu còn băn khoăn về bệnh thiếu oxy lên não nhé!

THAM KHẢO:

https://medlineplus.gov/ency/article/001435

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/6025-cerebral-hypoxia

https://www.healthline.com/health/cerebral-hypoxia