Nguyên nhân gây chóng mặt hoa mắt là gì?
Hoa mắt, chóng mặt thường khá mơ hồ, chỉ là cảm giác chủ quan của mỗi người. Tình trạng này xảy ra khi có sự rối loạn của 1 trong 3 hệ thống chính liên quan tới chức năng duy trì sự thăng bằng, đó là: Hệ thống tiền đình, các sợi cảm thụ bản thể và hệ thống nhãn cầu.
Ngoài ra, những vấn đề của các hệ thống khác trong cơ thể cũng có thể dẫn đến chóng mặt như: Giảm dòng máu tới vỏ não với triệu chứng điển hình là cảm giác quay cuồng; Rối loạn chức năng vỏ tiểu não sẽ gây mất thăng bằng và khó khăn khi phối hợp động tác.
Nếu bạn thấy chóng mặt kèm theo choáng váng, quay cuồng, có cảm giác sắp ngất: Hãy nghĩ tới nguyên nhân thiếu máu não tạm thời như: Tụt huyết áp thế đứng, loạn nhịp tim, hoặc tăng không khí.
Tình trạng hoa mắt chóng mặt có thể gặp ở nhiều người, vậy chúng ta nên xử lý như thế nào nếu gặp tình huống tương tự?
>>> Xem thêm: Đau đầu vận mạch là gì?
Bị hoa mắt chóng mặt nên làm gì?
Những liệu pháp cụ thể sau rất có ích với nhiều trường hợp chóng mặt, hoa mắt:
Với cơn hoa mắt, chóng mặt nhẹ
Biểu hiện: Hoa mắt, hơi choáng váng, vận động không bình thường khi nằm, ngồi, đứng, đi lại.
Cách xử lý: Không nên thay đổi vị trí một cách đột ngột. Ấn huyệt, dùng cao dán, những bài thuốc dân gian,… sẽ khá hiệu nghiệm.
Với cơn hoa mắt, chóng mặt vừa
Biểu hiện: Cảm thấy khó chịu và khó khăn khi thay đổi tư thế hoặc vị trí, lảo đảo như người say rượu, nhìn mọi vật không còn cố định, có thể buồn nôn hoặc nôn.
Cách xử lý: Uống nước gừng tươi theo công thức chế biến: Gừng tươi khoảng 10g, làm sạch, giã nhỏ. Rót vào gừng giã nhỏ khoảng 100 - 150ml nước thật sôi. Quấy đều, gạn lấy nước, thêm vào một thìa đường kính đủ ngọt đậm và uống ngay lúc còn nóng. Nước gừng tươi chống buồn nôn và nôn rất tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên thay đổi vị trí một cách đột ngột.
Với cơn hoa mắt, chóng mặt nặng
Biểu hiện: Khó khăn khi thay đổi tư thế (ví dụ nằm ngửa sang nghiêng), không thể ngồi dậy, đầu óc như bị chèn ép lại, nếu đi phải có người đỡ không sẽ ngã, nôn mửa dữ dội, nhìn mọi vật quay cuồng do rung giật nhãn cầu, người mắc luôn nhắm mắt, muốn tìm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng hoặc tiếng động,…
Cách xử lý: Uống ngay thuốc chữa chóng mặt để giảm triệu chứng nhanh, tạm thời, tránh di chuyển hay thay đổi tư thế. Nếu nôn nhiều, cần uống thêm nước gừng theo công thức trên và dùng oresol để tránh mất nước. Trong trường hợp cơn hoa mắt, chóng mặt vẫn không thuyên giảm thì cần có sự can thiệp y tế.
Mỗi một trường hợp nặng nhẹ sẽ có cách xử lý khác nhau, tuy nhiên, giải pháp lâu dài được đưa ra vẫn là phục hồi lại chức năng não bộ, thần kinh. Nhưng giải pháp nào mới ưu việt và an toàn?
>>> Xem thêm: Hoa mắt chóng mặt nên ăn gì?