Bệnh thiếu máu não dù nhẹ hay nặng đều nguy hiểm

Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không? Đây là một căn bệnh nếu nhẹ sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống của người bệnh. Khi chuyển nặng sẽ dẫn đến biến chứng đe dọa đến tính mạng.

Những ảnh hưởng trước mắt do thiếu máu não gây ra

Đối với tình trạng bệnh nhẹ thì thiếu máu lên não không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh sẽ có tác động tiêu cực đến đời sống của chúng ta.

Không đủ máu lên não dẫn đến não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, khiến người bệnh mất ngủ. Sáng thức dậy, bạn cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo. Dần dần, người bệnh sẽ bị suy giảm trí nhớ và dễ mất tập trung, không thể chuyên tâm làm việc. Khi chìm vào giấc ngủ sâu, não sẽ chuyển ký ức được hình thành từ vùng đồi thị đến khắp nơi trên vỏ não. Việc này giúp ký ức được ổn định, lưu trữ dài hạn và cải thiện trí nhớ. Đồng thời đây cũng là thời gian để các tế bào thần kinh được hồi phục.

Ngoài ra, thiếu ngủ trong thời gian dài còn khiến não bộ có phản ứng tiêu cực. Cụ thể, người bệnh dễ bị rối loạn cảm xúc, tâm lý bất ổn, thay đổi tính nết. 

Mặt khác, thiếu máu lên não cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và một số hoạt động trong đời sống, chẳng hạn chóng mặt, ù tai hay nhức mỏi tay chân,... Lâu dần người bệnh có xu hướng tự cô lập bản thân và tự ti.

nhung-trieu-chung-cua-thieu-mau-nao-lam-nguoi-benh-cam-thay-met-moi-suc-khoe-va-tam-ly-sa-sut.webp

Những triệu chứng của thiếu máu não làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe và tâm lý sa sút

Các biến chứng của thiếu máu não đe dọa tới tính mạng

Thiếu máu não sẽ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Cụ thể:

  • Máu lên não kém hoặc tắc nghẽn mạch máu đột ngột làm não bị tổn thương nghiêm trọng. Khi đó, não bộ sẽ ngưng hoạt động và có thể bị chết trong vòng vài phút. Tình trạng này còn được gọi là đột quỵ não, với các triệu chứng như cơ thể suy yếu, tê bì, mất cảm giác nửa người, không nói được, méo miệng.... Người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Một số trường hợp khác mặc dù được cứu sống nhưng lại gặp các di chứng suốt đời.
  • Thiếu máu lên não làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu tới một vùng của não do hẹp, tắc mạch máu não. Chúng sẽ gây ra biến chứng nhồi máu não. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp (chiếm 80%) gây ra đột quỵ não.
  • Thiếu máu não thúc đẩy hình thành các mảng xơ vữa và huyết khối, dẫn tới sự phát triển của cục máu đông gây tắc nghẽn và chèn ép mạch máu. Dần dần, chúng làm cho thành mạch yếu đi và mạch máu não phình to ra. Đến một lúc nào đó khi túi phình căng hết cỡ sẽ vỡ ra, làm chảy máu màng não. Những túi phình căng to nhưng không vỡ có nguy cơ biến chứng cao, gây tử vong.

thieu-mau-nao-dot-ngot-co-the-dan-den-dot-quy-va-de-doa-tinh-mang.webp

Thiếu máu não đột ngột có thể dẫn đến đột quỵ và đe dọa tính mạng

Thiếu máu não - nguy hiểm đến từ sự chủ quan 

Thiếu máu não là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ (tai biến mạch máu não). Thế nhưng, không ít người hiện nay, nhất là những đối tượng trẻ tuổi thường bỏ qua các triệu chứng đầu tiên của bệnh như đau đầu, mất ngủ… Chỉ đến khi, những vấn đề do thiếu máu não gây ra xuất hiện ngày càng nhiều hoặc dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng thì họ mới bắt đầu để ý. Lúc này, bệnh đã tiến triển nặng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

thieu-mau-nao-ngay-cang-xuat-hien-nhieu-o-nguoi-tre.webp

Thiếu máu não ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ

>>> Xem thêm: Những triệu chứng thiếu máu não từ nhẹ đến nặng cần lưu ý

Bệnh thiếu máu não có chữa khỏi được không?

Thiếu máu lên não là một bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau.

Thực hiện lối sống lành mạnh

Theo chuyên gia, việc sinh hoạt không đúng giờ giấc, ăn uống thiếu khoa học, ít vận động,... là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não. Do đó, để giảm tình trạng máu lên não kém, bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh như:

  • Ngủ đủ giấc, sinh hoạt, làm việc và học tập hợp lý.
  • Vận động thường xuyên, nên chọn một số bài tập thể thao phù hợp thể lực để tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.
  • Bỏ rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích khác nếu có.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin như rau chân vịt, lựu, cà rốt, thịt bò,...
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ quá mặn hoặc quá ngọt.

khong-su-dung-chat-kich-thich-co-che-do-dinh-duong-va-nghi-ngoi-hop-ly-giup-cai-thien-tuan-hoan-mau-nao.webp

Không sử dụng chất kích thích, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý giúp cải thiện tuần hoàn máu não

Dùng sản phẩm thảo dược chứa sâm đất

Cây sâm đất (nam sâm) vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giải độc, chống co giật. Năm 2015, một nghiên cứu đã cho thấy, cây sâm đất còn có khả năng làm giảm đáng kể axit thiobarbituric. Đây là chất gây stress oxy hóa làm mất cân bằng các gốc tự do và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, sâm đất còn giúp tiêu sợi huyết, làm tan huyết khối, giúp hạ đường huyết và giảm cholesterol trong máu.

Nhận thấy được những tác động tích cực từ cây sâm đất đối với bệnh thiếu máu não, các nhà khoa học đã nghiên cứu, tạo ra sản phẩm cải thiện tuần hoàn máu lên não và bổ sung dinh dưỡng cho hệ thần kinh. Ngoài ra sâm đất, sản phẩm còn được kết hợp với nhiều dược liệu khác như hạt mào gà trắng, đinh lăng, bạch quả… giúp kích thích các hoạt động của não bộ và bảo vệ tế bào thần kinh.

san-pham-thao-duoc-tu-cay-sam-dat-co-tac-dung-bao-ve-te-bao-nao-khoi-su-ton-thuong-tang-cuong-tri-nao.webp

Sản phẩm thảo dược từ cây sâm đất có tác dụng bảo vệ tế bào não khỏi sự tổn thương, tăng cường trí não

Sử dụng thuốc tây điều trị thiếu máu lên não

Tùy vào triệu chứng thiếu máu não và nguyên nhân gây ra vấn đề, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau để điều trị:

  • Nhóm thuốc cải thiện, điều hòa lưu lượng máu đến não như: Cinnarizin, piracetam, ginkgo biloba, cerebrolysin.
  • Cung cấp vitamin, dưỡng chất như vitamin B, C, sắt. Các thuốc này có công dụng hỗ trợ cho quá trình điều trị thiếu máu lên não.

Can thiệp phẫu thuật điều trị thiếu máu não

Trong trường hợp thiếu máu não không đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện can thiệp phẫu thuật để cải thiện bệnh. Cụ thể:

  • Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh để lấy đi mảng xơ vữa trong động mạch và ngăn ngừa đột quỵ não.
  • Đặt stent động mạch cảnh nhằm mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp để phòng ngừa và điều trị đột quỵ. Stent được đặt sẽ ép mảng xơ vữa vào thành động mạch, tái lập lưu thông dòng máu lên não.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể can thiệp tái tạo động mạch đốt sống để chữa thiếu máu lên não.

phau-thuat-co-tac-dung-mo-rong-long-mach-giup-mau-de-dang-luu-thong-ngan-ngua-bien-chung-nguy-hiem-cua-thieu-mau-nao.webp

Phẫu thuật có tác dụng mở rộng lòng mạch giúp máu dễ dàng lưu thông, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của thiếu máu não

Trên đây là những nội dung giải đáp cho câu hỏi thiếu máu não có nguy hiểm không? Như đã thấy, căn bệnh này dù nhẹ hay nặng đều có những nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt, khi không được chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, bạn hãy khám và điều trị sớm, kết hợp sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để cải thiện thiếu máu não hiệu quả, lâu dài. Để được chuyên gia tư vấn thêm về cách chữa bệnh thiếu máu não, bạn hãy ghi lại thông tin dưới phần bình luận.

Tham khảo

Stroke Recovery: Rehabilitation, Recovery, and Complications (healthline.com)

The Neurologic Complications of Ischemic Stroke (uspharmacist.com)

What Happens When A Stroke Goes Untreated | cbchealth.de