Bệnh rối loạn tuần hoàn não là gì?

Rối loạn tuần hoàn não xảy ra khi lượng máu và oxy cung cấp đến não không đủ hoặc không kịp lúc. Hiện tượng này còn được gọi là thiểu năng tuần hoàn não dẫn đến nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.

Những triệu chứng rối loạn tuần hoàn máu não bạn cần lưu ý

Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm chứng rối loạn tuần hoàn não:

  • Đau đầu: Cơn đau khởi phát ở một vùng nhất định, sau đó lan ra toàn bộ với mức độ ngày càng nặng. Đây là triệu chứng đầu tiên và chiếm khoảng 90% ở người rối loạn tuần hoàn não.
  • Dễ bị chóng mặt, đi lại loạng choạng. Hiện tượng này có thể xuất hiện kèm hoa mắt, xây xẩm mặt mày, đặc biệt là khi thay đổi tư thế.
  • Có cảm giác như kiến bò dưới da, chân tay tê bì khó chịu,...
  • Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức lực, mất tập trung và hay đãng trí.
  • Rối loạn cảm xúc, dễ nổi giận, tủi thân, hay xúc động.
  • Một số triệu chứng khác: Suy giảm thính lực, mắt mờ, đau vai gáy, đau dọc sống lưng,...

Dau-dau-mat-ngu-suy-giam-tri-nho-la-nhung-dau-hieu-dien-hinh-cua-roi-loan-tuan-hoan-nao

Đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ,... là những dấu hiệu điển hình của rối loạn tuần hoàn não

7 nguyên nhân dẫn đến rối loạn tuần hoàn não

Bệnh rối loạn tuần hoàn não chủ yếu là do sự tác động từ những căn bệnh nền về tim mạch và mạch máu, chẳng hạn:

Sự tích tụ của các mảng xơ vữa

Những mảng xơ vữa được tạo ra từ gốc tự do dễ tích tụ và hình thành huyết khối gây hẹp lòng mạch. Khi những cục máu đông lớn dần sẽ làm cản trở sự lưu thông tuần hoàn máu đến não.

Bệnh cao huyết áp

Huyết áp cao làm gia tăng áp lực máu chảy lên thành mạch, gây ra các vết nứt trong lòng mạch. Những vết nứt này sẽ kết tụ lại trong ống mạch làm cản trở dòng máu lên não, dẫn đến rối loạn tuần hoàn não.

Bệnh lý tim mạch

Các vấn đề về tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim,... khiến tim đập yếu hoặc ngừng đập làm dòng chảy của máu bị ngưng đọng. Đồng thời, nó còn làm hình thành cục máu đông gây hẹp lòng mạch, ngăn lượng máu và oxy vận chuyển đến não.

Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Bình thường hồng cầu có dạng bầu dục để dễ di chuyển trong mạch máu. Tuy nhiên, ở một số người có hồng cầu hình lưỡi liềm sẽ làm các tế bào máu gặp khó khăn khi di chuyển khắp cơ thể. Vì thế mà não có thể sẽ không nhận đủ lượng máu và oxy từ tế bào gây rối loạn tuần hoàn não.

Hong-cau-hinh-liem-khien-cac-te-bao-mau-kho-luu-thong-dan-den-thieu-mau-len-nao

Hồng cầu hình liềm khiến các tế bào máu khó lưu thông dẫn đến thiếu máu lên não

Dị dạng mạch máu não bẩm sinh

Đây là hiện lượng các mạch máu có hình dạng bất thường, rối loạn trong não. Dị dạng làm nối thông động mạch và tĩnh mạch não mà không đi qua các mao mạch. Do đó các nhu mô não không được cung cấp máu cùng dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động.

Ảnh hưởng từ cuộc sống và môi trường

Rối loạn tuần hoàn não ở người trẻ tuổi thường là do sự ảnh hưởng từ thói quen xấu, cụ thể là:

  • Áp lực từ công việc và cuộc sống khiến cơ thể sản sinh nhiều gốc tự do. Đây là yếu tố tạo ra các mảng xơ vữa làm tắc nghẽn mạch máu và thiếu máu não.
  • Nhân viên văn phòng phải ngồi trước máy tính hàng giờ liền dễ làm thoái hóa đốt sống cổ. Những gai xương đốt sống đè ép lên mạch máu khiến máu khó lưu thông đến các tế bào não.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,... Đồng thời lạm dụng thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, gia vị dễ dẫn đến béo phì gây ra các bệnh: Tăng huyết áp, tiểu đường, đái tháo đường,... ảnh hưởng đến tuần hoàn não.

>>> XEM THÊM: Thiếu máu não ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị

Một số yếu tố nguy cơ khác

Bên cạnh tác động từ bệnh lý nền thì các yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn tuần hoàn não:

  • Người trên 50 tuổi: Càng lớn tuổi thì các cơ quan trong cơ thể ngày càng lão hóa và suy giảm chức năng. Vì thế, chúng không còn đảm bảo được lượng máu truyền đến não kịp thời và đầy đủ.
  • Yếu tố di truyền: Nếu bạn có bố mẹ, ông bà bị rối loạn tuần hoàn não thì khả năng mắc bệnh này sẽ càng cao.
  • Phụ nữ sau sinh hoặc người từng bị chấn thương mất nhiều máu rất dễ gặp phải tình trạng thiếu máu não.

5 biến chứng nguy hiểm từ rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não nếu không được chữa dứt điểm có thể dẫn đến 5 biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Đột quỵ não: Những cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu và oxy lên não hoặc làm cho mạch máu bị căng đến vỡ ra. Tình trạng này khiến tế bào não bị tổn thương không thể hồi phục dẫn đến đột quỵ và tử vong.
  • Phù não: Rối loạn tuần hoàn não khiến máu trong não không thể lưu thông dẫn đến tích tụ nước. Sự tích tụ nước trong não bộ làm tăng thể tích não và gây phù não. Phù não lâu dài có thể làm chèn ép và khiến các bộ phận bên trong não bị tổn thương.
  • Xuất huyết não: Dòng máu não lưu thông không đồng đều gây áp lực lớn lên thành mạch dẫn tới vỡ động mạch và chảy máu não. Tình trạng này khiến các vùng quanh não bị thiếu oxy từ máu trầm trọng. Nếu không được phát hiện và cấp cứu có thể dẫn tới tử vong.
  • Thiếu oxy não: Não không nhận đủ lượng oxy cần thiết do máu lên não kém hoặc oxy trong máu không đủ. Bệnh nhân thiếu oxy trong não thường có biểu hiện mơ màng và hay nhầm lẫn. Nếu không xử trí kịp thời người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong ngay sau đó.
  • Động kinh: Rối loạn tuần hoàn não kéo dài khiến bạn dễ bị động kinh với các biểu hiện như co giật, mất ý thức,...

Roi-loan-tuan-hoan-nao-la-nguyen-nhan-hang-dau-dan-den-dot-quy-va-de-doa-tinh-mang-nguoi-benh

Rối loạn tuần hoàn não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ và đe dọa tính mạng người bệnh

Rối loạn tuần hoàn não có chữa khỏi được không?

Mục tiêu chữa trị rối loạn tuần hoàn máu não bao gồm kiểm soát triệu chứng và cải thiện máu lên não. Để làm được hai điều này bác sĩ thường áp dụng 3 phương pháp điều trị như sau:

Điều trị bằng thuốc tây

Thuốc tây có thể giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng rối loạn tuần hoàn não, đồng thời hỗ trợ máu lưu thông đến não dễ dàng hơn, cụ thể như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, aspirin và các NSAID có tác dụng làm giảm triệu chứng đau đầu.
  • Thuốc hạ huyết áp: Chẹn beta, chẹn kênh canxi,... giúp giảm áp lực dòng máu lên thành mạch.
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Aspirin, clopidogrel, prasugrel,... Chúng giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong động mạch, đảm bảo máu lưu thông đến não một cách bình thường.
  • Thuốc kháng histamin H1 như cinnarizin có tác dụng tăng cường chuyển hóa các tế bào thần kinh.
  • Thuốc piracetam giúp cải thiện não bộ và phục hồi tổn thương não.

Cac-loai-thuoc-tay-duoc-bac-si-phoi-hop-giup-kiem-soat-trieu-chung-va-cai-thien-tinh-trang-thieu-mau-nao

Các loại thuốc tây được bác sĩ phối hợp giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện tình trạng thiếu máu não

Thực hiện phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được bác sĩ yêu cầu nếu bệnh nhân rối loạn tuần hoàn não gặp các vấn đề như: Động mạch bị hẹp nghiêm trọng, có cục máu đông gây tắc nghẽn hoặc dị dạng mạch máu,... Các phương pháp can thiệp phẫu thuật bao gồm:

  • Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh: Phẫu thuật lấy đi các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giúp phục hồi dòng máu chảy qua.
  • Đặt stent động mạch cảnh: Đây là thủ thuật mở rộng lòng mạch cảnh bị hẹp bằng dụng cụ và không xâm lấn. Phương pháp này giúp ép mảng xơ vữa vào thành động mạch, mở rộng lòng mạch và tái lập lưu thông dòng máu lên não. 

Sản phẩm thảo dược từ cây sâm đất

Mục tiêu điều trị rối loạn tuần hoàn não quan trọng và lâu dài là tăng cường máu lên não. Vì thế các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng sản phẩm từ sâm đất để bổ sung dưỡng chất cho não bộ.

Cây sâm đất hay còn gọi là sâm nam, sâm rừng là loại dược liệu đã du nhập vào Việt Nam vào những năm 90. Cây thuốc này có vị ngọt, tính bình thường được người dân dùng để điều trị một số bệnh như: Co giật, tăng huyết áp, tan huyết khối, chữa cơn mệt mỏi,...

Sau này, có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trong cây sâm đất chứa những thành phần giúp làm giảm đáng kể các chất gây stress oxy hóa. Đây là chất góp phần tạo ra các gốc tự do làm hình thành mảng xơ vữa. Đồng thời, cây sâm đất cũng hạn chế đáng kể quá trình peroxy hóa lipid (LPO) để bảo vệ DNA khỏi sự tổn thương.

Ngoài ra, những dược liệu an toàn khác cũng đã được thêm vào sản phẩm như: Hạt mào gà trắng, đinh lăng, bạch quả, dimethylglycine. Nhờ đó sản phẩm sẽ giúp tăng cường trí não, cải thiện trí nhớ và giảm thiểu triệu chứng thiếu máu não,...

Cay-sam-dat-co-tac-dung-hoat-huyet-chong-oxy-hoa-va-cai-thien-roi-loan-tuan-hoan-nao

Cây sâm đất có tác dụng hoạt huyết, chống oxy hóa và cải thiện rối loạn tuần hoàn não

Các biện pháp phòng ngừa rối loạn tuần hoàn máu não

Thực hiện lối sống lành mạnh là cách phòng bệnh rối loạn tuần hoàn não hiệu quả nhất hiện nay. Cụ thể:

  • Ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như: Sắt (rau chân vịt, thịt bò, đậu lăng, đậu nành,...),  omega 3 (cá hồi, cá trích, tảo biển,...).
  • Tránh lạm dụng các chất kích thích, thức ăn nhanh dễ gây béo phì và tăng huyết áp.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá căng thẳng trong thời gian dài.
  • Bạn cũng nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề bất thường.

Che-do-an-uong-hop-ly-khong-lam-dung-bia-ruou-thuc-an-nhanh-giup-phong-ngua-roi-loan-tuan-hoan-mau-nao-hieu-qua

Chế độ ăn uống hợp lý, không lạm dụng bia rượu, thức ăn nhanh giúp phòng ngừa rối loạn tuần hoàn máu não hiệu quả

>>> XEM THÊM: Thiếu máu não ăn hoa quả gì? Đừng bỏ qua 5 loại quả này!

Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng của rối loạn tuần hoàn não và cách điều trị. Để được chuyên gia tư vấn cụ thể hơn về bệnh này bạn hãy để lại bình luận phía dưới.

Tham khảo

Cerebrovascular Disease – Classifications, Symptoms, Diagnosis and Treatments (aans.org)

Types of Strokes: Causes, Symptoms, and Treatments (healthline.com)

Cerebrovascular disease: Causes, symptoms, and treatment (medicalnewstoday.com)