Rối loạn tuần hoàn não là gì?
Não là cơ quan tiêu thụ nhiều máu nhất cơ thể. Não cần oxy và chất dinh dưỡng trong máu để có đủ năng lượng điều khiển tất cả các cơ quan khác. Dù não bộ chỉ chiếm khoảng 1% trọng lượng cơ thể nhưng lại cần tới gần 20% lượng máu được bơm đi từ tim. Trong một số trường hợp, máu lên não không đủ, nhu cầu trao đổi chất của não không được đáp ứng trọn vẹn, các tế bào não sẽ bị tổn thương, dẫn tới hoạt động kém. Tình trạng này thường xảy ra khi mạch máu não bị hẹp, tắc,… gọi là rối loạn tuần hoàn não.
Người bị rối loạn tuần hoàn não thường có những triệu chứng như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê tay chân, rối loạn tâm lý, mất ngủ,… Chúng thường kéo dài dai dẳng nên ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người bệnh.
Bệnh rối loạn tuần hoàn não có nhiều triệu chứng dai dẳng, khó chịu
Xem thêm: Bệnh rối loạn tuần hoàn não có chữa khỏi được không?
Nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não là do đâu?
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não chủ yếu do người mắc có sẵn một số bệnh về tim và mạch máu, chẳng hạn như:
Cao huyết áp: Áp lực của máu lên thành mạch thường xuyên ở mức cao sẽ làm mạch máu suy yếu, mảng bám dễ tắc tụ, từ đó tạo nên các cục máu đông gây tắc mạch máu não – nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não.
Mạch máu bị đè nén: Khi có ngoại lực tác động, mạch máu não bị đè nén, máu khó lưu thông nên có thể dẫn tới tình trạng thiếu oxy lên não, gây ra rối loạn tuần hoàn não.
Nhịp nhanh thất: Đây là tình trạng tâm thất đập quá nhanh. Khi đó, tim không kịp bơm đầy máu có thể dẫn tới thiếu máu lên não, gây rối loạn tuần hoàn não.
Xơ vữa động mạch: Các mảng bám trên thành động mạch có thể thu hẹp dòng chảy, khi chúng bong ra dễ kết hợp với tiểu cầu, tạo nên cục máu đông, gây rối loạn tuần hoàn não.
Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn não
Bệnh hồng cầu hình liềm: Thông thường, hồng cầu có hình bầu dục và di chuyển linh hoạt trong mạch máu. Tuy nhiên, vì yếu tố di truyền, một số người có cấu trúc hồng cầu cong hình lưỡi liềm. Hình dạng bất thường này khiến chúng khó di chuyển, đồng thời có thể ngăn máu mang oxy đi vào các mô, từ đó gây thiếu máu não, dẫn tới tình trạng rối loạn tuần hoàn não.
Bên cạnh đó, một số bất cập công việc hoặc những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày cũng ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và khả năng lưu thông máu, làm tăng nguy cơ rối loạn tuần hoàn não, chẳng hạn như:
- Lao động trí óc nhiều.
- Thường xuyên căng thẳng vì áp lực trong cuộc sống, công việc, gia đình.
- Lối sống lười vận động, ít luyện tập thể dục thể thao, sa đà vào các thiết bị công nghệ.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp.
- Chưa có thói quen quan tâm đến các vấn đề sức khỏe.
Xem thêm: Rối loạn tuần hoàn não ở người trẻ tuổi có triệu chứng gì? Khắc phục ra sao?
Cách điều trị và phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não
Rối loạn tuần hoàn não là bệnh vô cùng nguy hiểm. Việc điều trị rối loạn tuần hoàn não chủ yếu là dùng thuốc. Cụ thể là 3 nhóm thuốc sau:
- Thuốc tiêu huyết khối để phân hủy cục máu đông và cải thiện hoạt động tim mạch.
- Thuốc hạ huyết áp để ngăn chặn biến chứng, phục hồi lưu lượng máu lên não, hạn chế tình trạng thiếu oxy trong não.
- Thuốc chống co giật để hạn chế cơn động kinh.
Đó là 3 nhóm thuốc thường được kê cho người đã mắc bệnh rối loạn tuần hoàn não. Còn trên thực tế, mỗi chúng ta cần chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm để không phải dùng đến các loại thuốc này. Bạn hãy chú ý một số điều sau:
- Tăng cường bổ sung rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày, hạn chế các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe tim mạch như: Đồ ăn nhanh; Những món nhiều dầu mỡ, đường, muối; Thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga,…
- Thường xuyên vận động, luyện tập để nâng cao thể lực.
- Có chế độ sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý.
- Bổ sung sản phẩm thảo dược có tác dụng tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu.
Những người không mắc bệnh nên chủ động phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não