Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh gì?

Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng não không được cung cấp đủ lượng máu, oxy và dưỡng chất cần thiết, từ đó gây suy giảm hoạt động của các tế bào thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Bệnh lý này còn được biết đến với tên khác là rối loạn tuần hoàn não.

Theo nghiên cứu, não bộ chỉ chiếm khoảng 2% tổng trọng lượng cơ thể con người, tuy nhiên cơ quan này lại tiêu tốn tới 20% lượng oxy phục vụ cho hoạt động sống. Bởi vậy, khi não bị thiếu oxy thì các tế bào não sẽ bị rối loạn chức năng, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như chóng mặt, buồn nôn,... 

thieu-nang-tuan-hoan-nao-la-tinh-trang-nao-thieu-oxy-va-duong-chat

Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng não bị thiếu oxy và các dưỡng chất cần thiết

Thiểu năng tuần hoàn não có biểu hiện thế nào?

Khi bị thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau đầu: Đây là triệu chứng gặp nhiều nhất ở người bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Cơn đau ban đầu thường nhẹ, xuất hiện theo chu kỳ. Sau một thời gian, bạn có thể bị đau đầu dữ dội hoặc đau âm ỉ từng cơn, đau tập trung vùng vai gáy, vùng chẩm, thái dương,...
  • Chóng mặt: Khi não bộ thiếu oxy, người bệnh sẽ có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đi đứng loạng choạng, không vững. Triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế đột ngột hoặc tiếp xúc với ánh sáng, môi trường nhiều tiếng ồn.
  • Tê bì tay chân: Bệnh thiểu năng tuần hoàn não kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh. Bởi vậy, người bệnh thường có cảm giác tê bì ở các đầu ngón tay, chân, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
  • Khó ngủ: Não thiếu oxy là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Giảm tập trung: Khó tập trung, giảm trí nhớ là dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não không thể bỏ qua. Lúc này, người bệnh sẽ bị giảm hoặc mất khả năng sắp xếp, ghi nhớ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất công việc.
  • Rối loạn tâm lý: Thiểu năng tuần hoàn não nặng có thể gây rối loạn tâm lý. Một số biểu hiện điển hình gồm cáu gắt, tức giận, xúc động,...

Ngoài các triệu chứng thường gặp trên, người bệnh thiểu năng tuần hoàn não còn có thêm một số dấu hiệu khác như giảm thính lực, ù tai, rung giật nhãn cầu,... Khi gặp các triệu chứng bất thường kể trên, bạn nên thăm khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.

chong-mat-dau-dau-la-trieu-chung-thieu-nang-tuan-hoan-nao-thuong-gap

Chóng mặt, đau đầu,... là những triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não thường gặp

Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bao gồm:

  • Xơ vữa động mạch: Theo nghiên cứu, xơ vữa động mạch chiếm đến 80% nguyên nhân các trường hợp thiểu năng tuần hoàn não. Khi lòng mạch bị “đóng băng” bởi các mảng bám sẽ dẫn đến xơ vữa, từ đó làm tắc nghẽn dòng chảy của máu đến não bộ.
  • Rối loạn huyết áp: Nếu huyết áp bị rối loạn, quá trình lưu thông máu sẽ bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở các mô tế bào, trong đó có não bộ.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Khi đốt sống cổ bị thoái hóa hoặc suy giảm chức năng, động mạch phía sau não sẽ bị chèn ép, từ đó làm giảm lưu lượng máu lưu thông lên não bộ.
  • Chấn thương sọ não: Một số tổn thương tại sọ não hình thành cục máu đông có thể khiến mạch máu bị tắc, đồng thời cản trở tuần hoàn máu lên não.
  • Rối loạn mỡ máu: Nồng độ cholesterol và lipid trong máu cao gây tích tụ mảng bám ở thành động mạch, từ đó ảnh hưởng đến dòng chảy của máu.
  • Một số nguyên nhân khác gây thiểu năng tuần hoàn não gồm dị dạng động mạch bẩm sinh, bệnh thần kinh, tim mạch, béo phì,...

xo-vua-dong-mach-la-nguyen-nhan-thieu-nang-tuan-hoan-nao-dien-hinh-nhat

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não gặp nhiều nhất

Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?

Thiểu năng tuần hoàn não là một tình trạng nguy hiểm. Trước mắt, bệnh khiến người bệnh mệt mỏi, giảm trí nhớ, khó tập trung, làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như:

  • Teo não: Teo não là vấn đề nghiêm trọng mà người bệnh thiểu năng tuần hoàn não có nguy cơ cao mắc phải. Theo chuyên gia, khi não bộ thiếu máu, oxy và dưỡng chất cần thiết, các tế bào thần kinh não sẽ suy yếu dần, thậm chí “chết đi”, gây teo não. Trên thực tế, teo não là quá trình thoái hóa tự nhiên của não bộ, nhưng ở người bị thiểu năng tuần hoàn não, teo não sẽ diễn ra nhanh và nặng nề hơn so với bình thường.
  • Đột quỵ: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh lúc này có thể gặp phải các cơn đau đầu dữ dội, tê chân tay, liệt cơ mặt, nói ngọng, giảm thị lực,... Hầu hết các bệnh nhân sau khi trải qua cơn đột quỵ đều mắc phải một hoặc nhiều di chứng như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, thậm chí liệt vĩnh viễn.

Tóm lại, thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lý nguy hiểm mà bạn tuyệt đối không nên coi thường. Bệnh có thể để lại biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bạn và trở thành gánh nặng cho những người xung quanh.

thieu-nang-tuan-hoan-nao-co-the-gay-teo-nao-dot-quy

Thiểu năng tuần hoàn não có thể gây biến chứng teo não, đột quỵ

Cách điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo để cải thiện bệnh:

Dùng thuốc tây làm giảm triệu chứng

Sử dụng thuốc tây để làm giảm triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não là lựa chọn đầu tay của bác sĩ. Tùy vào từng nguyên nhân mà người bệnh có thể được chỉ định một số thuốc sau:

  • Thuốc giãn mạch máu như Stugeron, Piracetam, Duxil,...
  • Thuốc điều trị chóng mặt: Tanganil, Betaserc, Sibelium,...
  • Thuốc điều trị rối loạn thần kinh thực vật: Prozac, Paxil, Lexapro,...

Mặc dù thuốc tây giúp người bệnh giảm nhanh các biểu hiện khó chịu nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, nổi mẩn,... Bởi vậy, bạn không nên tự ý sử dụng mà phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn để tránh gây hại tới sức khỏe.

Thuoc-tay-giup-lam-giam-trieu-chung-thieu-nang-tuan-hoan-nao
Thuốc tây giúp làm giảm triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não

>>> XEM THÊM: 3 bài thuốc dân gian chữa thiếu máu não cực hiệu quả

Can thiệp phẫu thuật

Khi bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não có biểu hiện tai biến tạm thời hoặc kém đáp ứng với biện pháp nội khoa, các bác sĩ thường chỉ định can thiệp phẫu thuật, cụ thể như sau: 

  • Phẫu thuật lấy huyết khối, đồng thời cắt bỏ phần quai thừa của động mạch đốt sống cổ, từ đó giúp máu lưu thông dễ dàng.
  • Khai thông động mạch cảnh trong bằng kỹ thuật bắc cầu hoặc ghép.

Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa sâm đất

Theo các chuyên gia, sự suy giảm chức năng não bộ và hệ thần kinh thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân “gốc rễ” gây ra thiểu năng tuần hoàn não. Lúc này, cơ thể sẽ tăng sản sinh gốc tự do, khiến các tế bào thần kinh và mạch máu não bị tổn thương, từ đó hình thành mảng xơ vữa ngăn chặn dòng chảy của máu dẫn tới thiểu năng tuần hoàn não. Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng này, bạn cần phải bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, giúp cơ thể chống lại gốc tự do. 

Theo nghiên cứu y học hiện đại, cây sâm đất có tác dụng chống stress oxy hóa, đồng thời bảo vệ DNA trước sự tấn công của các gốc tự do, từ đó giúp ngăn cản quá trình hình thành mảng xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu lưu thông lên não bộ. Cũng chính bởi lý do này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược có thành phần chính gồm cây sâm đất kết hợp với đinh lăng, bạch quả, hạt mào gà trắng,...

Nhờ sự kết hợp tuyệt vời giữa các vị thuốc thiên nhiên cùng với công thức bào chế hiện đại, sản phẩm giúp tăng cường dinh dưỡng cho não bộ, đem đến hiệu quả hỗ trợ cải thiện thiểu năng tuần hoàn não bền vững và an toàn.

Sản phẩm nhận được nhiều đánh giá cao từ các chuyên gia đầu ngành và hàng ngàn phản hồi tích cực từ người sử dụng. Bởi vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe này mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.

san-pham-thao-duoc-chua-cay-sam-dat-giup-giam-trieu-chung-thieu-nang-tuan-hoan-nao

Sản phẩm thảo dược chứa cây sâm đất hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Làm sao để phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não?

Kiểm soát tốt yếu tố nguy cơ sẽ giúp phòng ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả. Dưới đây là những việc bạn nên làm để ngăn ngừa bệnh:

  • Vận động thể lực: Các hoạt động thể chất hỗ trợ tốt cho sức khỏe tim mạch, từ đó giúp máu lưu thông lên não bộ dễ dàng. Bạn có thể tham khảo một số bộ môn như bơi lội, cầu lông, chạy bộ,...
  • Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế ăn mỡ động vật, chất béo, đồ ăn nhanh, đồ uống chứa chất kích thích. 
  • Khám sức khỏe định kỳ: Thiểu năng tuần hoàn não sẽ được chữa trị nếu bạn phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Bởi vậy, bạn nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần.

van-dong-the-luc-giup-phong-ngua-thieu-nang-tuan-hoan-nao

Vận động thể lực giúp phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não mà bạn cần biết. Đây là căn bệnh nguy hiểm, bởi vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan mà phải có biện pháp phòng ngừa, điều trị đúng cách.
Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần tư vấn thêm về bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bạn có thể để lại câu hỏi bên dưới cho chuyên gia.

Mai Lan

THAM KHẢO:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6489997/ 

https://www.healthline.com/health/vertebrobasilar-circulatory-disorders