Phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Thực tế, phần lớn chúng ta đều có sự nhầm lẫn giữa rối loạn tiền đình và thiếu máu não, bởi chúng có những dấu hiệu giống nhau như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn... Tuy nhiên, 2 căn bệnh này có nguyên nhân khác nhau.
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não đều gây chóng mặt
Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu đến não, dẫn tới giảm cung cấp O2 và dưỡng chất cho não hoạt động, ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ chức năng của hệ thần kinh. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do xơ vữa động mạch hoặc các bệnh mạn tính bao gồm: Tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận, rối loạn nhịp tim... Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ bị thiếu máu não như: Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, stress, thừa cân, béo phì, ít vận động.
Với rối loạn tiền đình, đây là bệnh gây ra trạng thái mất cân bằng với các biểu hiện như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo rất khó chịu. Đây là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như: Tuần hoàn não kém, rối loạn tuần hoàn não, nhiễm trùng não, viêm tai giữa cấp và có cả thay đổi thời tiết.
Điểm đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình là chóng mặt đi kèm với hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng... Trong khi đó, triệu chứng của thiếu máu não là chóng mặt, buồn nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế chứ không có biểu hiện đi lảo đảo.
Như vậy, dựa trên nguyên nhân thì rối loạn tiền đình là hệ quả của thiếu máu não.
Rối loạn tiền đình là hệ quả của thiếu máu não
>>> Xem thêm: Thiếu máu não điều trị bao lâu?
Điều trị rối loạn tiền đình và thiếu máu não thế nào?
Hiện nay, điều trị rối loạn tiền đình và thiếu máu não chủ yếu là dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng. Những thuốc thường được chỉ định gồm: Thuốc cải thiện tuần hoàn não (piracetam, cavinton...), thuốc tăng cường xung động thần kinh (vitamin nhóm B), thuốc chẹn kênh calci...
Bên cạnh thuốc, để cải thiện rối loạn tiền đình và thiếu máu não, giảm nguy cơ tái phát, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng rất cần thiết. Dưới đây là những khía cạnh bạn cần lưu ý:
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể thêm các loại nước ép trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Không thay đổi tư thế đột ngột, ví dụ đang đứng rồi ngồi hoặc nằm quá nhanh.
- Bổ sung đủ sắt để tăng quá trình tạo máu, ăn nhiều thực phẩm giàu omega 3, hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, chất kích thích.
- Vận động thường xuyên để quá trình lưu thông máu đến não tốt hơn.
- Suy nghĩ lạc quan, cố gắng giảm tối đa các căng thẳng, stress, lo âu có thể gặp phải. Ngủ đủ giấc, thư giãn cơ thể, tránh làm việc quá sức.
- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn hoặc nguy cơ gây thiếu máu não mà có thể bạn chưa biết.
Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện thiếu máu não
>>> Xem thêm: Tư thế ngủ cho người thiếu máu não
Tìm hiểu về rối loạn tiền đình và thiếu máu não sẽ giúp bạn nhận biết đúng để có hướng xử lý kịp thời.