Khi thấy cơ thể có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng… Bạn thắc mắc liệu có phải mình mắc rối loạn tiền đình? Khám tiền đình ở đâu hiệu quả? Để giải đáp các thắc mắc trên cùng tìm thông tin hữu ích ở bài viết sau.

Các dấu hiệu bạn cần đi khám rối loạn tiền đình?

Tiền đình là một bộ phận thuộc hệ thần kinh, vị trí nằm ở phía sau hai bên ốc tai. Có chức năng chính là duy trì sự thăng bằng khi cơ thể vận động. Trong tình trạng tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do động mạch dưỡng não bị tổn thương. Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu sau bạn cần đi khám ngay: 

  • Chóng mặt: Người bệnh có cảm giác đầu óc quay tròn, không chỉ lúc di chuyển, vận động mà kể cả khi vừa mở mắt hay đang còn nhắm mắt. Triệu chứng chóng mặt cũng khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi, vã mồ hôi,... 
  • Mất thăng bằng: Dễ té ngã khi phải đi lại, thậm chí không đứng dậy được. 
  • Ù tai: Bệnh nhân có thể nghe tiếng ồn bất thường ở một bên hoặc cả hai bên tai, ngắt quãng hoặc liên tục. Những tiếng ồn thường được mô tả như tiếng gió thổi, tiếng chuông điện thoại, tiếng vo ve, lách cách,...
  • Tâm lý thất thường: Tất cả các sinh hoạt hằng ngày đều bị ảnh hưởng xấu, cùng cảm giác khó chịu do tình trạng bệnh mang lại, khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng, bất an hoặc nặng hơn là trầm cảm.
  • Một số biểu hiện khác: Giảm thính lực, khó tập trung, mau quên, say tàu xe,...

Nên đi khám rối loạn tiền đình khi nhận thấy các triệu chứng như mất thăng bằng, đau đầu, chóng mặt,...

Nên đi khám rối loạn tiền đình khi nhận thấy các triệu chứng như mất thăng bằng, đau đầu, chóng mặt,...

Nên đi khám rối loạn tiền đình ở đâu?

Khi bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn tiền đình bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa nội thần kinh để được các bác sĩ kịp thời chẩn đoán và có phác đồ điều trị bệnh hợp lý và hiệu quả. Dưới đây là các cơ sở chuyên khoa đầu khám và điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả: 

  • Bệnh viện trung ương quân đội 108: Tại số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - Phòng khám số 1: Tòa nhà A5, Tôn Thất Tùng - Hà Nội,
  • Bệnh viện Bạch Mai - Khoa Thần kinh: Tại 78 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội
  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương: Số 78 Giải Phóng - Đống Đa  - Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học y dược TP. HCM: Tại 215 Hồng Bàng - Phường 11 - Quận 5 - TP. HCM.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM

Cách chăm sóc cải thiện cho người bị rối loạn tiền đình

Bên cạnh việc can thiệp và điều trị các yếu tố nguyên nhân, việc chăm sóc cho người bị rối loạn tiền đình rất quan trọng, đặc biệt là một số điểm cần lưu ý như sau:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe và tác nhân dẫn đến tiền đình mà người bệnh cần tuân theo tư vấn của các chuyên gia về cách sử dụng thuốc tại nhà. Một số loại thuốc thường được sử dụng có thể kể đến như:

  • Thuốc tiêm (dùng theo chỉ định): Metoclopramid (chống nôn), tanganil (giảm chóng mặt), piracetam (cải thiện tuần hoàn), seduxen (an thần),... 
  • Thuốc uống: Vi lượng bổ sung (vitamin C, kẽm, sắt,...).
  • Dịch truyền bù nước và điện giải

Xây dựng thực đơn phù hợp

Người bị rối loạn tiền đình thường xuyên buồn nôn, chóng mặt,... nên cần chia nhỏ các bữa sao cho phù hợp để cải thiện sức khỏe. Vì vậy, nên chế biến các món ăn dưới dạng lỏng như súp, cháo, sinh tố, sữa ngũ cốc,... để cơ thể dễ dàng chuyển hóa được các chất dinh dưỡng. Các bữa ăn trong ngày nên cách xa nhau và chia nhỏ khoảng 4 - 5 bữa/ngày với đầy đủ các nhóm chất.

  • Rau củ quả: Các loại vitamin và chất khoáng trong các loại rau củ quả cực kỳ quan trọng đối với người bệnh. Thế nên, bạn có thể áp dụng các món ăn như súp rau củ, cháo băm nhuyễn, sinh tố hoa quả, sữa chua,... để giúp người bệnh hấp thu tốt các dưỡng chất này.
  • Các loại cá và hải sản: Bạn có thể băm nhỏ một lượng vừa phải trộn vào cháo hoặc súp của người bệnh. Cần chú ý lọc xương để tránh bị hóc khi ăn.
  • Hạn chế dùng gia vị: Muối, dấm chua, rượu,... cần hạn chế sử dụng tối đa khi chế biến các món ăn cho người bệnh.
  • Tránh các thực phẩm lên men: Nem sống, dưa muối, kim chi,... không thích hợp với thể trạng yếu của bệnh nhân. Ngoài ra, mùi vị quá nồng của những món này còn có thể khiến bệnh nhân bị nôn.
  • Tránh xa các chất kích thích: Nước chè, cà phê, bia rượu, nước có gas đều không nên cho người bệnh dùng. Đồng thời, khói thuốc lá cũng có tác động xấu lên tình trạng bệnh nhân nên cần chú ý tuyệt đối không tiếp xúc hay sử dụng.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với đầy đủ nhóm chất hỗ trợ tốt cho người rối loạn tiền đình

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với đầy đủ nhóm chất hỗ trợ tốt cho người rối loạn tiền đình

Vận động trị liệu 

Các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Một số bài tập phổ biến cho người bị rối loạn tiền đình có thể kể đến như:

  • Bài tập Romberg
  • Bài tập lắc lư hai bên/trước sau
  • Bài tập dậm chân tại chỗ 
  • Bài tập ổn định với mắt

Hỗ trợ giảm rối loạn tiền đình với sản phẩm thảo dược

Từ lâu, dân gian đã lưu truyền lại nhiều phương thuốc quý báu, kết hợp từ các loại thảo dược an toàn và lành tính. Ngày nay, với sự phát triển vượt trội của công nghệ hiện đại, cùng các nghiên cứu từ các chuyên gia đã cho ra đời sản phẩm có thành phần bao gồm sâm đất, đinh lăng, hạt mào gà trắng, bạch quả,... Có công dụng cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,... ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa từ đó giúp cải thiện chức năng tuần hoàn cho cơ thể.

Sâm đất giúp cải thiện các biểu hiện đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình

Sâm đất giúp cải thiện các biểu hiện đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình

Thông qua bài viết này, mong rằng bạn đọc đã tìm hiểu được các thông tin cần thiết về rối loạn tiền đình. Để tìm hiểu thêm về thông tin sản phẩm chứa cao sâm đất và các kiến thức liên quan, xin để lại số điện thoại vào phần bình luận bên dưới để được hồi đáp trong thời gian sớm nhất.

Link tham khảo:

https://www-webmd-com.translate.goog/brain/vestibular-disorders-facts?

https://vestibular-org.translate.goog/article/what-is-vestibular/vestibular-symptoms/?

https://www-urmc-rochester-edu.translate.goog/encyclopedia/content.aspx?