Bệnh lý về tim mạch và hệ thần kinh gây rối loạn tiền đình

Nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hệ tiền đình gồm có bệnh lý tim mạch và tổn thương hệ thần kinh. Như vậy, dựa vào triệu chứng và nguyên nhân thì bệnh rối loạn tiền đình còn được chia làm hai dạng, gồm rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Cụ thể:

Nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp là: 

  • Viêm dây thần kinh tiền đình: Khi cơ thể bị virus tấn công, nó có thể gây liệt dây thần kinh tiền đình dẫn đến rối loạn và làm xuất hiện các triệu chứng như: Chóng mặt dữ dội kèm nôn ói, ù tai hay té ngã do mất thăng bằng.
  • Cơ thể bị rối loạn chuyển hóa khiến bạn mắc các bệnh như: Tiểu đường, tăng ure trong máu, tăng huyết áp... góp phần tạo ra mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch. Nếu máu không kịp lưu thông đến não sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thống tiền đình.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình trung ương bao gồm:

  • Bệnh thiểu năng tuần hoàn não khiến bạn rối loạn thăng bằng, chóng mặt, buồn nôn. 
  • Hạ huyết áp tư thế làm người bệnh dễ té ngã hay ngất xỉu đột ngột. Tình trạng này được gây ra bởi các bệnh như Parkinson, tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim,...
  • Tai biến mạch máu não, viêm não hoặc u não: Những tình trạng này làm đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não bị tổn thương dẫn đến rối loạn tiền đình.
  • Bệnh đau nửa đầu migraine khiến thần kinh tiền đình bị rối loạn, làm bạn thường xuyên đau đầu.

roi-loan-tien-dinh-la-su-anh-huong-tu-cac-can-benh-tim-mach-hay-he-than-kinh.webp

Rối loạn tiền đình là sự ảnh hưởng từ các căn bệnh tim mạch hay hệ thần kinh

Một số vấn đề liên quan ảnh hưởng chức năng tiền đình

Bộ phận tiền đình nằm ở tận cùng phần tai trong nên các vấn đề về tai cũng có thể gây rối loạn. Cụ thể:

  • Viêm tai giữa làm dây thần kinh số 8 bị vi khuẩn tấn công dẫn tới bạn bị nhức đầu, chóng mặt khi thay đổi tư thế. Ngoài ra, viêm tai giữa mạn tính kèm mủ tai còn khiến bệnh nhân ù tai nặng, giảm thính lực.
  • Người bệnh bị phù nề vùng tai trong (Meniere) gây chóng mặt, ù tai, buồn nôn và nghe kém.
  • Người bị say tàu xe cũng thường phải đối mặt với các triệu chứng rối loạn tiền đình: Chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn hoặc nôn.
  • Một số thuốc kháng sinh như streptomycin, gentamycin,... khi sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn tiền đình.

>>> Xem thêm: Rối loạn tiền đình và thiếu máu não - Cách phân biệt đúng nhất

Ai sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiền đình?

Bên cạnh các lý do về bệnh lý, vùng tai trong tổn thương thì còn có 7 nguyên nhân rối loạn tiền đình khác, bao gồm:

  • Tuổi cao (trên 40 tuổi): Các cơ quan chức năng dần suy yếu và lão hóa khi chúng ta càng lớn tuổi. Vì thế mà người cao tuổi sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiền đình nhiều hơn người trẻ.
  • Người có tiền sử bị chóng mặt.
  • Người mất máu quá nhiều do chấn thương hoặc phụ nữ sau sinh: Máu không đủ để tuần hoàn đến não làm ảnh hưởng tới hệ thống tiền đình.
  • Người làm việc căng thẳng trong thời gian dài gây ra stress nặng. Stress làm cơ thể sản sinh lượng lớn hormone cortisol gây tổn thương đến dây thần kinh số 8. Khi đó, hệ thống tiền đình sẽ nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu.
  • Người ăn nhiều dầu mỡ, đường và muối làm tăng cholesterol, lipid trong máu. Đây là hai thành phần chủ yếu tạo ra các mảng xơ vữa làm thiếu máu lên não, gây rối loạn tiền đình.
  • Thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc, lười vận động,... cũng khiến cho hệ thống tiền đình suy yếu.

nguoi-lam-viec-qua-cang-thang-cung-lam-suy-yeu-he-thong-tien-dinh.webp

Người làm việc quá căng thẳng cũng làm suy yếu hệ thống tiền đình

Phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Cách chữa trị rối loạn tiền đình là cần phải tác động tận gốc và làm giảm triệu chứng của bệnh. Dưới đây là 4 phương pháp điều trị và hỗ trợ cải thiện chức năng tiền đình bạn cần áp dụng:

Sử dụng thuốc tây kiểm soát triệu chứng

Một số nhóm thuốc tây sẽ được bác sĩ kê đơn nhằm khắc phục tình trạng mất cân bằng như hoa mắt, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra. Cụ thể:

  • Thuốc làm giảm triệu chứng chóng mặt, giúp chống nôn: Promethazine, dimenhydrinate, scopolamine,...
  • Thuốc cinnarizin được chỉ định chữa choáng váng, chóng mặt, ù tai và kiểm soát say tàu xe.
  • Thuốc acetyl leucin có khả năng giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt hay buồn nôn.
  • Thuốc flunarizin có tác dụng ức chế canxi, hạn chế chóng mặt, đau nửa đầu.
  • Thuốc giúp an thần, ổn định tâm lý như benzodiazepines.
  • Thuốc piracetam hỗ trợ tăng tuần hoàn máu não để hệ thần kinh tiền đình hoạt động tốt hơn.

thuoc-tay-la-bien-phap-dieu-tri-roi-loan-tien-dinh-dau-tien-duoc-ap-dung-de-kiem-soat-trieu-chung.webp

Thuốc tây là biện pháp điều trị rối loạn tiền đình đầu tiên được áp dụng để kiểm soát triệu chứng

Bài tập ổn định tiền đình

Cùng với thuốc tây, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập để ổn định hệ thống tiền đình và cải thiện triệu chứng tốt hơn. Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn:

  • Bài tập ổn định cho mắt: Bạn nhìn thằng về phía trước, tập trung vào một vật nằm ngang tầm mắt. Sau đó di chuyển đầu sang trái, rồi sang phải nhưng vẫn giữ mắt nhìn vào vật đã xác định ban đầu. Mỗi ngày thực hiện 3 - 5 lần, mỗi lần tối đa 1 phút. Khi thấy chóng mặt hay quá nhức đầu thì cần làm chậm lại.
  • Bài tập lắc lư giúp cơ thể giữ thăng bằng: Đầu tiên, bạn đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng để sát người. Sau đó, bạn nhẹ nhàng ngả người về phía trước rồi ra sau, đồng thời dồn lực xuống ngón chân và gót. Lưu ý khi thực hiện không được nhấc gót chân, hai bàn chân chạm đất hoàn toàn và lưng thẳng. Mỗi lần bạn thực hiện 20 nhịp, lúc đầu nên làm chậm, sau đó tăng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển.

Sâm đất cải thiện chức năng tiền đình

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, sâm đất giúp hoạt huyết, chống stress oxy hóa. Từ đó, cải thiện tốt chức năng tiền đình, hạn chế đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.

Ngày nay, người ta đã phát hiện ra, sâm đất có khả năng làm tiêu sợi huyết hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu. Đồng thời, dược liệu này còn có hoạt chất hạn chế quá trình peroxy hóa lipid trong vỏ não, gây ra gốc tự do. Do đó, sâm đất bảo vệ tốt DNA khỏi sự tổn thương bởi các gốc tự do.

Nhận thấy những lợi ích này, sâm đất đã được ứng dụng trong sản phẩm hỗ trợ dưới dạng viên nén giúp cải thiện bệnh rối loạn tiền đình từ gốc rễ, vừa tiện lợi và an toàn. Ngoài ra, sâm đất còn được kết hợp cùng các thảo dược khác như: Bạch quả, đinh lăng, hạt mào gà trắng,... giúp bổ sung dưỡng chất cho não bộ, tăng cường tuần hoàn máu lên não, phòng tránh bệnh tái phát.

san-pham-tu-sam-dat-dinh-lang-giup-tang-cuong-mau-len-nao-va-cai-thien-tot-chuc-nang-tien-dinh.webp

Sản phẩm từ sâm đất, đinh lăng,... giúp tăng cường máu lên não và cải thiện tốt chức năng tiền đình

Những cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả

Hoa mắt, chóng mặt do rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn làm xáo trộn cuộc sống. Do đó, bạn cần chủ động bảo vệ chức năng tiền đình nhằm hạn chế nguy cơ bệnh xảy ra. Sau đây là những hướng dẫn dành cho bạn:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với cơ thể như yoga, đi bộ, thiền…
  • Tránh đọc sách, báo khi đang ngồi trên xe ô tô.
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày (từ 1.5 - 2 lít nước).
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất, hạn chế dầu mỡ và món ăn nhiều gia vị.
  • Điều trị các bệnh tai mũi họng (nếu có) để không gây ảnh hưởng đến dây thần kinh số 8 và hệ thống tiền đình.
  • Những người làm việc văn phòng, ngồi trước máy tính cần có chế độ nghỉ ngơi linh hoạt. Khoảng 1 - 2 tiếng làm việc, bạn nên cho mắt nghỉ khoảng 20s bằng cách nhìn xa hay di chuyển tầm nhìn. 

van-dong-nhe-nhang-nghi-ngoi-dieu-do-an-uong-khoa-hoc-giup-ban-tranh-xa-roi-loan-tien-dinh.webp

Vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi điều độ, ăn uống khoa học giúp bạn tránh xa rối loạn tiền đình

Bài viết đã liệt kê ra 3 nguyên nhân rối loạn tiền đình chủ yếu. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra được nguồn cơn làm hệ thống tiền đình bị rối loạn để có phương pháp chữa trị hiệu quả. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về rối loạn tiền đình, hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Tham khảo

Vestibular Balance Disorder - Health Encyclopedia - University of Rochester Medical Center

Types of Vestibular Disorders - VeDA

Vestibular Disorders: Symptoms, Causes and Treatments (webmd.com)