Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Rối loạn tiền đình (rối loạn chức năng tiền đình) là những rối loạn có liên quan đến khả năng thăng bằng và bắt nguồn từ dây thần kinh số 8. Đây là dây thần kinh nằm gần vị trí ốc tai và tai trong, có chức năng cảm giác và truyền thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giúp giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi bộ phận này bị tổn thương sẽ làm cơ thể mất khả năng giữ thăng bằng, dễ té ngã.

roi-loan-tien-dinh-la-benh-lien-quan-den-su-mat-thang-bang-do-day-than-kinh-so-8-bi-ton-thuong.webp

Rối loạn tiền đình là bệnh liên quan đến sự mất thăng bằng do dây thần kinh số 8 bị tổn thương

Những triệu chứng của rối loạn tiền đình

Các dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán bằng y khoa giúp bạn phát hiện sớm rối loạn tiền đình. Cụ thể:

Nhận biết rối loạn tiền đình qua triệu chứng lâm sàng

Tiền đình là một hệ thống quan trọng giúp cơ thể giữ thăng bằng. Vì thế khi chức năng này bị rối loạn sẽ gây ra các triệu chứng rối loạn tiền đình điển hình như:

  • Chóng mặt, đầu óc quay cuồng và choáng váng.
  • Khó khăn khi di chuyển, dễ té ngã, thậm chí mất định hướng không gian.
  • Rối loạn thị giác: Không thể tập trung nhìn vào một vật, hoa mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Ù tai, nghe kém, đau tai.
  • Thay đổi tâm lý: Bệnh nhân tự cô lập với xã hội, trở nên lo lắng quá mức, khó tập trung,...

nguoi-bi-roi-loan-tien-dinh-thuong-gap-phai-trieu-chung-chong-mat-choang-vang-de-te-nga.webp

Người bị rối loạn tiền đình thường gặp phải triệu chứng chóng mặt, choáng váng, dễ té ngã,...

Nhận biết rối loạn tiền đình qua chẩn đoán y khoa

Một số chẩn đoán y khoa giúp xác định tình trạng rối loạn tiền đình bao gồm:

  • Rung giật nhãn cầu (ENG): Phương pháp đo chuyển động của mắt và đánh giá các dấu hiệu rối loạn tiền đình hay các vấn đề về thần kinh.
  • Xét nghiệm xoay vòng: Đây là xét nghiệm nhằm đánh giá sự phối hợp hoạt động giữa mắt và tai trong.
  • Thực hiện đo âm ốc tai (OAE): Xét nghiệm sẽ cho biết liệu các tế bào lông chuyển động trong ốc tai có đang hoạt động bình thường hay không.
  • Một số kỹ thuật khác: Chụp CT scanner, chụp cộng hưởng từ MRI,... sẽ giúp phát hiện các khối u, tai biến hoặc sự bất thường về các mô mềm khác gây ra triệu chứng mất thăng bằng.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng tiền đình

Cấu tạo của hệ thống tiền đình gồm cơ quan ngoại biên và trung ương. Vì vậy, sự rối loạn hai cơ quan tiền đình này thường do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Những nguyên nhân rối loạn tiền đình là:

Rối loạn cơ quan tiền đình ngoại biên 

Người bị rối loạn tiền đình ngoại biên chủ yếu do bệnh lý nền, chẳng hạn:

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: Các tinh thể canxi nhỏ trong tai bị lạc chỗ.
  • Các bệnh lý về tiền đình như: Viêm dây thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, u dây thần kinh số 8.
  • Vấn đề liên quan đến tai: Viêm tai giữa, viêm mê nhĩ, dị vật ống tai ngoài, chứng rối loạn tai trong (Ménière),...
  • Các bệnh về rối loạn chuyển hóa bao gồm: Suy giáp, tiểu đường, tăng ure trong máu,...

Rối loạn cơ quan tiền đình trung ương

Hội chứng tiền đình trung ương thường là hậu quả từ tổn thương hệ thần kinh hoặc não bộ như:

  • Thiếu máu não dẫn đến xuất huyết não, nhồi máu não, u não,...
  • Người bị nhiễm trùng não.
  • Tổn thương não do chấn thương.
  • Người bị xơ cứng rải rác (bệnh đa xơ cứng).

roi-loan-co-quan-tien-dinh-trung-uong-chu-yeu-do-ton-thuong-nao-bo-chan-thuong-so-nao-thieu-mau-nao-gay-ra.webp

Rối loạn cơ quan tiền đình trung ương chủ yếu do tổn thương não bộ, chấn thương sọ não, thiếu máu não,... gây ra

Một số nguyên nhân gây rối loạn tình đình khác

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến bệnh lý thì rối loạn chức năng tiền đình còn là hệ quả của những yếu tố khác, ví dụ:

  • Ngộ độc tai trong do sử dụng thuốc hoặc hóa chất để điều trị bệnh. Tình trạng này khiến bộ phận tai trong, ốc tai và hệ tiền đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Đau đầu Migraine thường xuất hiện ở những người có tiền sử đau nửa đầu. 
  • Gen di truyền: Một số người gặp phải vấn đề cống tiền đình giãn rộng (EVA) làm suy giảm thính lực và chức năng tiền đình.

4 nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tiền đình cao

Rối loạn tiền đình là bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, 4 nhóm người sau sẽ có nguy cơ bị rối loạn cơ quan tiền đình cao hơn:

  • Người trên 40 tuổi: Chức năng của một số cơ quan bị suy giảm do lão hóa nên dễ mắc bệnh tiền đình.
  • Phụ nữ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu khiến thai phụ bị ốm nghén dẫn đến chán ăn. Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dễ dẫn đến choáng váng, chóng mặt. Đồng thời, do sự thay đổi tâm sinh lý nên thai phụ thường lo lắng, mệt mỏi gây ảnh hưởng lớn đến tiền đình.
  • Những người bị mất máu quá nhiều do chấn thương hoặc phụ nữ sau sinh,... làm thiếu máu não. Khi bộ phận tiền đình không được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến rối loạn.
  • Người thường xuyên phải làm việc hoặc sống trong môi trường áp lực cao dẫn đến căng thẳng kéo dài. Stress khiến cơ thể sản sinh lượng lớn hormone cortisol làm tổn thương hệ thống thần kinh.

nguoi-tren-40-tuoi-phu-nu-mang-thai-thieu-mau-va-nhan-vien-van-phong-co-kha-nang-cao-bi-benh-tien-dinh.webp

Người trên 40 tuổi, phụ nữ mang thai, thiếu máu và nhân viên văn phòng có khả năng cao bị bệnh tiền đình

>>> Xem thêm: Rối loạn tiền đình ở người trẻ có triệu chứng gì và do đâu?

Biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình

Bệnh lý tiền đình kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm cả về thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Trong đó phải kể đến 3 hệ lụy sau:

  • Các triệu chứng của rối loạn tiền đình như: Chóng mặt, hoa mắt, không thể đứng vững dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt và công việc. Điều này khiến cho nhiều bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, dễ dẫn đến trầm cảm.
  • Người bệnh dễ bị té ngã do các cơn đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột. Tình trạng này khiến bạn dễ rơi vào nguy hiểm nếu đang tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao,...
  • Đột quỵ và tai biến mạch máu não: Bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não nếu rối loạn tiền đình xuất phát từ thiếu máu não.

Người bị rối loạn tiền đình nên làm gì?

Tùy vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà có các biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:

Điều trị nguyên nhân gây rối loạn chức năng tiền đình

Trước khi điều trị, người bệnh cần được xác định nguyên nhân làm ảnh hưởng hệ thống tiền đình. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh lý. Ví dụ:

  • Thực hiện chữa trị viêm dây thần kinh số 8 hoặc viêm tiền đình.
  • Điều trị các bệnh về tai như viêm tai giữa, rối loạn tai trong.
  • Tăng cường máu lên não ngăn ngừa nhồi máu não hoặc xuất huyết não,...

Thuốc tây giảm thiểu triệu chứng 

Sử dụng thuốc tây sẽ giúp hạn chế những tác động của bệnh tiền đình gây ra. 3 nhóm thuốc thường được kê gồm:

  • Nhóm thuốc làm giảm chóng mặt, choáng váng và chống buồn nôn: Promethazine, dimenhydrinate, cinnarizine, acetyl leucine, flunarizine,...
  • Nhóm thuốc an thần giúp bệnh nhân giảm lo lắng, trấn tĩnh nhẹ: Benzodiazepines (diazepam),...
  • Thuốc hỗ trợ tăng tuần hoàn não giúp hệ tiền đình được ổn định: Piracetam, ginkgo biloba,...

thuoc-tay-giup-kiem-soat-va-lam-giam-cac-trieu-chung-roi-loan-tien-dinh.webp

Thuốc tây giúp kiểm soát và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình

Các bài tập phục hồi chức năng hệ thống tiền đình

Một số bài tập có thể giúp cân bằng lại chức năng tiền đình, góp phần cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.

Bài tập mắt cải thiện tầm nhìn:

  • Bước 1: Bạn có thể ngồi hoặc đứng yên, mắt nhìn thẳng về phía trước và tập trung vào một vật ngang tầm mắt.
  • Bước 2: Từ từ di chuyển đầu qua trái rồi qua phải, lưu ý mắt luôn nhìn vào vật đã xác định. Người bệnh nên lặp lại bài tập khoảng 3 - 5 lần mỗi ngày.

Bài tập toàn thân với 3 tư thế giúp khắc phục tình trạng mất cân bằng, bao gồm:

  • Tư thế 1: Ngồi thẳng trên ghế hoặc đứng thẳng, di chuyển mắt và đầu, cúi người nhặt một vật lên khỏi mặt đất, uốn người từ bên này sang bên kia.
  • Tư thế 2: Nằm ngửa và di chuyển đầu qua lại với tốc độ từ chậm đến nhanh dần. Sau đó bạn có thể kết hợp di chuyển đầu với mở mắt và nhắm mắt.
  • Tư thế 3: Đứng thẳng và ném bóng từ tay này sang tay kia trên tầm mắt rồi chuyển xuống dưới đầu gối.

Phẫu thuật ổn định chức năng tai trong

Nếu việc điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc không có tiến triển, can thiệp phẫu thuật sẽ được thực hiện:

  • Phẫu thuật viêm tai giữa, tiến hành vá màng nhĩ.
  • Cắt bỏ mê cung để loại bỏ các cơ quan cuối cân bằng bao gồm ốc tai. Từ đó, não bộ sẽ không còn nhận được tín hiệu từ các bộ phận của tai trong về trọng lực và sự chuyển động.

phau-thuat-loai-bo-co-quan-cuoi-thang-bang-giup-on-dinh-chuc-nang-tien-dinh.webp

Phẫu thuật loại bỏ cơ quan cuối thăng bằng giúp ổn định chức năng tiền đình

Bổ sung sâm đất để tăng cường chức năng tiền đình

Nhiều bệnh nhân rối loạn tiền đình được khuyến khích sử dụng sản phẩm thảo dược từ sâm đất. Vì theo đông y, dược liệu này có tác dụng hoạt huyết, chữa các bệnh như chóng mặt, co giật, mệt mỏi,...

Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh sâm đất có khả năng chống oxy hóa và bảo vệ tế bào não. Cụ thể:

  • Làm giảm đáng kể việc sản xuất các chất gây stress oxy hóa gây ảnh hưởng đến chức năng não bộ.
  • Bảo vệ tốt DNA khỏi sự tổn thương do các gốc tự hydroxyl gây ra trong các mô.

Đồng thời sản phẩm thảo dược còn được kết hợp nhiều dược liệu khác để giúp tăng cường trí não và chức năng tiền đình. Bao gồm:

  • Dimethylglycine: Giúp người bệnh tăng năng lượng và giữ tỉnh táo.
  • Hạt mào gà trắng: Bảo vệ hệ thống tiền đình khỏi các hệ lụy của bệnh lý nền như huyết áp cao, tiểu đường,...
  • Đinh lăng: Có tác dụng kích thích hoạt động não bộ, giải tỏa lo âu cho người bệnh tiền đình.
  • Bạch quả: Chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do giúp bảo vệ hệ thần kinh.

>>> Xem thêm: 6 cách trị rối loạn rối loạn tiền đình từ triệu chứng đến gốc bệnh

Phương pháp phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình 

Rối loạn tiền đình khiến người bệnh mệt mỏi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Do đó, bạn nên thực hiện phòng ngừa rối loạn chức năng tiền đình ngay từ sớm với các phương pháp sau:

  • Xây dựng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, không làm việc quá sức.
  • Tránh ngồi liên tục nhiều giờ trước máy vi tính, hãy đứng lên và vận động sau mỗi 2 giờ làm việc.
  • Ăn uống đủ chất, uống từ 1.5 - 2l nước mỗi ngày. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê hay ăn đồ quá nhiều dầu mỡ, gia vị.
  • Suy nghĩ tích cực, tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài.
  • Vận động đều đặn hàng ngày để tăng cường lưu thông máu đến não bộ và cơ quan tiền đình.

che-do-dinh-duong-khoa-hoc-tap-the-duc-va-nghi-ngoi-hop-ly-giup-ban-tranh-xa-roi-loan-tien-dinh.webp

Chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý giúp bạn tránh xa rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn để lại các biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý dứt điểm. Vì thế, bạn cần chủ động nâng cao sức khỏe để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đến bản thân.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy để chuyên gia tư vấn cụ thể về cách chữa trị bệnh tiền đình bằng cách để lại bình luận phía dưới.

Tham khảo

Vertigo: A Review of Common Peripheral and Central Vestibular Disorders (nih.gov)

Vestibular Disorders: Symptoms, Causes and Treatments (webmd.com)

Vestibular Neuritis: Symptoms, Causes, Diagnosis & Treatment (clevelandclinic.org)