Nhận biết rối loạn tuần hoàn não qua biểu hiện lâm sàng
Rối loạn tuần hoàn não hay thiểu năng tuần hoàn não thường do các bệnh lý nền gây ra. Do đó, khi mắc phải căn bệnh này bạn sẽ thường gặp phải một số triệu chứng sau:
Biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não cấp tính
Rối loạn tuần hoàn não cấp tính sẽ có các biểu hiện như: Xây xẩm mặt mày, mất thăng bằng, buồn nôn khi thay đổi tư thế đột ngột. Những hiện tượng này thường xuất hiện vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng.
Rối loạn tuần hoàn não thể nặng
8 triệu chứng rối loạn tuần hoàn não ở thể nặng điển hình nhất bao gồm:
- Đau nhức đầu: Người bệnh thường xuyên bị đau đầu, có cảm giác nặng đầu khi phải suy nghĩ. Vì vậy, bạn cũng sẽ có một số thói quen như xoa đầu, gãi đầu, đấm nhẹ vào trán hoặc bóp trán để giảm đau.
- Chóng mặt: Khi di chuyển bạn có cảm giác hơi loạng choạng và bập bềnh như say sóng. Ngoài ra, có nhiều bệnh nhân còn bị hoa mắt, tối sầm mặt nếu chuyển sang tư thế đột ngột.
- Có một số cảm giác lạ: Đây là những cảm giác bất thường mà bệnh nhân tự cảm thấy. Ví dụ như cảm thấy có kiến bò dưới da, tê bì ở các đầu ngón tay chân. Cũng có người đau dọc xương sườn, đau vai gáy hay cảm thấy lạnh sống lưng.
- Ù tai: Thường xuyên nghe thấy tiếng ve kêu, tiếng cối xay lúa cũng là một triệu chứng của bệnh rối loạn tuần hoàn não.
- Chất lượng giấc ngủ suy giảm: Do não bộ thiếu máu và oxy nên người bệnh sẽ rất khó chìm vào giấc ngủ sâu. Có người sẽ bị rối loạn nhịp ngủ, đêm không ngủ được, ngày lại ngủ gà ngủ gật.
- Thường xuyên mất tập trung, suy giảm trí nhớ: Hay lơ đãng, dễ quên những việc vừa mới xảy ra. Khi làm việc hay học tập thì rất khó tập trung.
- Rối loạn cảm xúc: Người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, khó kiểm soát cảm xúc nên có những phản ứng mạnh mẽ với các việc rất vụn vặt.
- Thay đổi tính cách: Rối loạn tuần hoàn não là bệnh lý hệ thần kinh nên người bệnh dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách. Những người trước kia có tính cách hiền lành, điềm tĩnh sau khi mắc bệnh có thể trở nên nóng tính và ngược lại.
Dấu hiệu điển hình của rối loạn tuần hoàn não bao gồm: Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, đãng trí,...
Chẩn đoán y khoa phát hiện rối loạn tuần hoàn não
Để xác định đúng cấp độ của rối loạn tuần hoàn não bạn cần thực hiện một số chẩn đoán y khoa như sau:
- Chụp CT não được áp dụng để đánh giá các bệnh lý có triệu chứng thường gặp là đau đầu. Phương pháp này sẽ dùng tia X để chụp lại hình ảnh vùng đầu và mắt.
- Chụp cộng hưởng từ MRI sọ não là kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và radio. Chẩn đoán này giúp phát hiện các bệnh u não, dị dạng mạch máu não, chảy máu não, bệnh lý tim mạch,...
- Siêu âm mạch máu Doppler kiểm tra dòng chảy của máu trong cơ thể. Nhờ đó giúp bác sĩ xác định được những bất thường như tắc nghẽn động mạch, tĩnh mạch, xơ vữa, huyết khối,...
- Đo điện tâm đồ (ECG) kiểm tra tình trạng hoạt động của cơ tim và tốc độ, nhịp điệu của tim,...
Các chẩn đoán y khoa như chụp CT, chụp MRI, siêu âm Doppler,... giúp phát hiện bệnh rối loạn tuần hoàn
>>> XEM THÊM: 7 cách chẩn đoán thiếu máu não có độ chính xác cao nhất hiện nay
Làm gì khi gặp các triệu chứng rối loạn tuần hoàn não?
Người bị rối loạn tuần hoàn não cần tuân thủ lối sống khoa học và lộ trình điều trị được bác sĩ đề ra. Bao gồm:
Thay đổi lối sống
Môi trường sống và làm việc cùng thói quen sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta. Vì thế, để điều trị bệnh rối loạn tuần hoàn não bạn cần thực hiện như sau:
- Tránh làm việc hoặc suy nghĩ căng thẳng trong thời gian dài. Sắp xếp lịch làm việc, học tập và nghỉ ngơi phù hợp. Điều này sẽ hạn chế sản sinh các gốc tự do tạo ra những mảng xơ vữa trong động mạch.
- Duy trì chế độ tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp ngăn ngừa nguy cơ béo phì, huyết áp cao và xơ vữa động mạch. Việc vận động điều độ còn kích thích lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bao gồm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: Cá hồi, thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, bạch quả, rau chân vịt, lựu, cam,... Hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và đồ ăn nhanh, nhiều gia vị, dầu mỡ.
- Người làm việc trước máy tính cần có khoảng nghỉ ngơi tránh bị thoái hóa đốt sống cổ. Vì đốt sống bị thoái hóa sẽ dễ chèn ép mạch máu khiến não không nhận đủ lượng máu.
Vận động thường xuyên, ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý giúp cải thiện tuần hoàn não
Can thiệp y tế
Bệnh nhân rối loạn tuần hoàn não sẽ được áp dụng các phương án chữa trị phù hợp với tính trạng bệnh, gồm có:
- Thuốc tây kiểm soát triệu chứng rối loạn tuần hoàn não và giúp giãn mạch, cải thiện lưu thông máu. Những loại thuốc thường dùng như: Cinnarizin, cerebrolysin, piracetam,... giúp bảo vệ, phục hồi tổn thương não bộ và chống tăng huyết áp.
- Can thiệp phẫu thuật lấy đi những mảng xơ vữa hoặc đặt stent mạch vàng để tái lập dòng máu đến não.
Bổ sung sâm đất giúp tăng cường trí não
Sâm đất theo y học cổ truyền vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chống co giật,... Một nghiên cứu khoa học vào năm 2015 đã cho thấy sâm đất có tác dụng rất lớn đối với rối loạn tuần hoàn não. Cụ thể là:
- Làm tiêu sợi huyết và tan huyết khối trong lòng động mạch.
- Góp phần làm hạ đường huyết, giảm cholesterol trong máu ngăn ngừa hình thành xơ vữa.
- Tăng hoạt động của catalase và superoxide (các enzyme chống oxy hóa).
- Hạn chế quá trình peroxy hóa lipid (LPO) trong vỏ não. Nhờ đó mà DNA được bảo vệ khỏi sự tổn thương do các gốc tự do hydroxyl gây ra trong các mô.
Chính vì thế, cây sâm đất đã được bào chế thành sản phẩm thảo dược bổ sung dưỡng chất cho não. Bên cạnh sâm đất, sản phẩm còn được thêm vào các thành phần lành tính như: Hạt mào gà trắng, đinh lăng, bạch quả,... Đây đều là những dược liệu tốt cho não bộ, giúp tăng cường máu lên não. Từ đó, hỗ trợ đáng kể cho việc cải thiện tình trạng rối loạn tuần hoàn não, phòng ngừa tái phát.
Sản phẩm từ sâm đất có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ não bộ và tăng cường máu lên não
Lời khuyên cho người bị rối loạn tuần hoàn não
Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt các triệu chứng rối loạn tuần hoàn não:
- Đảm bảo những người bên cạnh bạn biết về tình trạng bệnh của mình. Điều này sẽ giúp bạn có được sự giám sát, giúp đỡ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và điều trị bệnh.
- Tuân thủ đúng liệu trình chữa trị mà bác sĩ đã đề ra. Ngoài ra, tránh tự ý dùng thuốc khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.
- Người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền cần khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh.
- Nếu thức dậy vào lúc nửa đêm hay gần sáng, đặc biệt là vào mùa đông không nên ngồi dậy ngay. Bệnh nhân nên nằm tĩnh dưỡng một lúc, sau đó có thể ngồi dậy từ từ. Vì tình trạng lạnh đột ngột có thể gây tăng huyết áp, mạch máu co lại và dẫn đến thiếu máu não đột xuất. Khi đó khả năng xảy ra đột quỵ là rất lớn.
Bệnh nhân cần tuân thủ tốt hướng dẫn điều trị của bác sĩ để chữa trị rối loạn tuần hoàn não hiệu quả
Những triệu chứng rối loạn tuần hoàn não ảnh hưởng rất nhiều đến với sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân. Để được chuyên gia tư vấn về các cách cải thiện tuần hoàn não bạn hãy bình luận thông tin phía dưới.
Tham khảo