Đau đầu vận mạch là gì?

Đau đầu vận mạch chính là tên gọi khác của bệnh đau nửa đầu. Cơn đau đầu dữ dội xảy ra ở 1 bên do sự co giãn bất thường của mạch máu não ở những người bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Serotonin bị phóng thích rồi phân hủy đột ngột khiến mạch máu não co giãn mạch, máu lưu thông kém và gây nên những cơn đau đầu.

Một số triệu chứng của đau đầu vận mạch bao gồm: 

- Đau dữ dội kéo dài ở vùng thái dương và trước trán, đôi khi đi kèm theo cảm giác chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn.

- Đau nhoi nhói, giật giật theo nhịp mạch đập.

- Cơn đau từ trung bình đến dữ dội, kéo dài từ 4 - 72 giờ, kèm theo biểu hiện sợ ánh sáng, sợ tiếng động hoặc đau tăng lên khi vận động.

Dau-dau-van-mach-thuong-keo-dai-o-vung-thai-duong

Đau đầu vận mạch thường kéo dài ở vùng thái dương

Cũng có những trường hợp, cơn đau đầu vận mạch bắt đầu bằng một số triệu chứng sớm như: Hoa mắt, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thính giác, đi tiểu nhiều,… Những triệu chứng này khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, giảm khả năng làm việc. Nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Trầm cảm, giảm trí nhớ, tai biến mạch máu não...

>>> Xem thêm: Dấu hiệu thiếu máu não

Nguyên nhân gây đau đầu vận mạch là do đâu?

Y học hiện đại vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây đau đầu vận mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này:

  • Căng thẳng, stress kéo dài: Áp lực trong công việc, cuộc sống hàng ngày được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau đầu vận mạch.
  • Người hút thuốc lá chủ động, bị động và sử dụng đồ uống có cồn làm gia tăng nguy cơ bị đau đầu vận mạch.

Hít nhiều khói thuốc lá có thể dẫn tới đau đầu

Hít nhiều khói thuốc lá có thể dẫn tới đau đầu

  • Sự thay đổi nội tiết tố nữ: Nhiều phụ nữ bị đau đầu ngay trước hoặc trong thời gian hành kinh. Ngoài ra, một số thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng hoặc giảm tần suất cơn đau.
  • Một số người có thể thấy cơn đau đầu khi đồng hồ sinh học bị thay đổi (ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ) hay khi vận động thể lực quá mạnh.

Bên cạnh đó, người có thể trạng kém, khi thời tiết hoặc áp suất không khí thay đổi đột ngột cũng rất dễ bị đau đầu vận mạch.

>>> Xem thêm: Thực phẩm cho người thiếu máu não

Làm gì để cải thiện cơn đau đầu vận mạch?

Có nhiều cách để cải thiện tình trạng đau đầu vận mạch, chẳng hạn như:

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm chứa kẽm, sắt, magie, vitamin K, B6,... Không tiêu thụ thực phẩm, đồ uống có chất kích thích, thực phẩm chứa tyramine có trong trứng, sữa... vì chúng giải phóng serotonin gây đau đầu. 
  • Thư giãn tinh thần: Sinh hoạt và làm việc trong môi trường thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu, cố gắng hạn chế những công việc phải suy nghĩ quá nhiều. 
  • Cải thiện cuộc sống: Sống lành mạnh bằng cách tập thể dục đều đặn hàng ngày với các bộ môn như: Yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh…

Giảm đau đầu bằng cách tập luyện yoga

Giảm đau đầu bằng cách tập luyện yoga

Đau đầu vận mạch là gì đã có câu trả lời. Điều quan trọng là bạn cần thay đổi các thói quen có hại cho sức khỏe, ăn uống khoa học để cải thiện cơn đau đầu một cách hiệu quả, an toàn nhé!