Rối loạn cảm giác do di chứng não là gì?

Khi gặp tình trạng suy giảm hoặc mất đi chức năng hoạt động của các giác quan gồm: Xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác và vị giác thì có nghĩa là bạn bị rối loạn cảm giác. Các giác quan trên đều giúp con người cảm nhận được những kích thích tác động từ môi trường bên ngoài.

Rối loạn cảm giác do di chứng não

Rối loạn cảm giác do di chứng não

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn cảm giác, trong đó, chủ yếu là do di chứng từ não bộ khiến khu vực bán cầu não phải, thùy chẩm gặp vấn đề rối loạn cảm giác. 

Biểu hiện của rối loạn cảm giác ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy vào mức độ tổn thương sau di chứng não. Các biểu rối loạn cảm giác bao gồm:

- Rối loạn thính giác: Không nghe thấy hoặc ù tai.

- Rối loạn vị giác: Không có nhận định rõ ràng về vị của đồ ăn, thức uống. Cảm giác mọi thứ đều giống nhau mà không có vị đặc biệt.

- Rối loạn xúc giác: Xuất hiện sự tê bì, mất hoàn toàn cảm giác trên tay. Trong một số trường hợp có hiện tượng ngứa ran tay, cảm giác châm chích, lạnh và đau rát trên bề mặt da.

Rối loạn xúc giác do di chứng não

Rối loạn xúc giác do di chứng não

- Rối loạn thị giác: Mắt nhìn mờ, nhìn một vật có bóng mờ bên cạnh hoặc mù mắt.

- Rối loạn khứu giác: Khi bị rối loạn khứu giác, người bệnh thường không thể ngửi và phân biệt các loại mùi như trước đây.

Khi gặp những rối loạn này, chúng ta cần áp dụng một số phương pháp phục hồi não bộ, từ đó cải thiện dần chức năng của các cơ quan cảm giác.

Xem thêm: Bệnh rối loạn tuần hoàn não có chữa khỏi được không? 

Một số bài tập phục hồi chức năng rối loạn cảm giác do di chứng não

Thật may, người bệnh có thể tự tập luyện một số bài tập phục hồi chức năng khi gặp di chứng não sau đây để lấy lại các cảm giác đã mất:

- Trị liệu cảm ứng: Đây là phương pháp cảm nhận đồ vật với nhiều chất liệu khác nhau. Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh nên bịt mắt và dùng tay cảm nhận rồi gọi tên đồ vật, chất liệu đó.

- Bài tập lựa chọn: Tương tự, người bệnh không được nhìn đồ vật mà chỉ dùng tay để phân loại 2 đồ vật có chất liệu khác nhau. Việc tập luyện cần phải thực hiện đều đặn 20 - 30 phút mỗi ngày. Đồng thời, hãy kết hợp với các bài tập trên cùng với những chương trình tập luyện phục hồi chức năng khác.

- Bài tập cải thiện thị lực: Thường xuyên nhìn vào các vật ở xa khi hoạt động ngoài trời, massage mắt thường xuyên, đều đặn, tránh để mắt căng thẳng, mệt mỏi.

- Bài tập phân biệt nhiệt độ: Cần chuẩn bị hai miếng vải ngâm trong hai cốc nước (một nóng - một lạnh). Sau đó, lần lượt đặt lên tay người bệnh để họ phân biệt bằng cảm giác trên da.

- Châm cứu: Các cảm giác khó chịu như tê bì tay chân, ngứa, rát da, mất vị giác,... sẽ được cải thiện nhiều khi châm cứu. Tuy nhiên, châm cứu trong trường hợp người bệnh bị rối loạn cảm giác không mang lại hiệu quả giống nhau ở tất cả các đối tượng điều trị.

Châm cứu phục hồi chức năng rối loạn cảm giác

Châm cứu phục hồi chức năng rối loạn cảm giác

- Chăm sóc tế bào thần kinh não bộ: Tế bào thần kinh não bộ là yếu tố chủ chốt quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình phục hồi chức năng não bộ. Cơ chế hiệu quả nhất hiện nay là đưa vào trong cơ thể người bệnh một số chất có khả năng chống oxy hóa, tái tạo tế bào.

Xem thêm: Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?