5 nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não trực tiếp

Rối loạn tuần hoàn não là hiện tượng não bộ không nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết để hoạt động. Điều này là do các bệnh lý về tim mạch khiến quá trình lưu thông máu đến não diễn ra không bình thường. Trong đó, 5 căn bệnh trực tiếp ảnh hưởng lớn đến tuần hoàn não bao gồm:

Mảng xơ vữa trong động mạch

Những mảng xơ vữa động mạch chiếm 80% nguyên nhân gây nên rối loạn tuần hoàn não hiện nay. Được biết, khi chỉ số cholesterol trong máu ở mức quá cao sẽ khiến chúng tích tụ thành các mảng bám trên thành mạch. Lâu ngày, mảng bám này cùng mảnh vỡ tế bào tạo ra các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu lên não. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến động mạch não bị thu hẹp và làm giảm lượng máu đến não.

Nhung-mang-xo-vua-trong-dong-mach-chiem-80-nguyen-nhan-gay-ra-roi-loan-tuan-hoan-nao

Những mảng xơ vữa trong động mạch chiếm 80% nguyên nhân gây ra rối loạn tuần hoàn não

Huyết áp cao

Những bệnh nhân bị huyết áp cao thường dễ mắc phải chứng rối loạn tuần hoàn não. Vì áp lực máu tác động lên thành mạch ở mức cao trong thời gian dài sẽ làm cho mạch máu bị suy yếu. Từ đó, tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa và huyết khối làm cản trở dòng máu đến não bộ.

Các mạch máu bị chèn ép

Mạch máu dẫn đến não bị chèn ép cũng là một nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuần hoàn não cần lưu ý. Tình trạng này chủ yếu do ngoại lực tác động, hoặc bệnh nhân có khối u đè lên mạch máu. Ngoài ra, mạch máu bị đè nén còn có thể bắt nguồn từ những vấn đề liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ. Tình trạng này khiến cho hệ thống mạch máu cùng các rễ thần kinh đi qua vùng cổ bị chèn ép nghiêm trọng. Vì vậy mà dòng máu từ tim đến não bị ngưng trệ, gây ảnh hưởng đến chức năng não bộ.

Bệnh lý về tim mạch

Như đã nói, não bộ cần nhận đủ lượng máu và oxy từ tim bơm lên để duy trì hoạt động. Do đó, khi tim gặp một số vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp và làm rối loạn tuần hoàn não. Những vấn đề mà tim mạch thường gặp phải là:

  • Rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh thất): Đây là tình trạng tim đập quá nhanh làm cho máu không kịp bơm đủ dẫn đến gián đoạn dòng chảy của máu đến não. Nguy hiểm hơn là việc rối loạn nhịp tim có thể khiến tim ngừng đập làm dòng chảy oxy trong máu bị ngưng đọng.
  • Suy tim: Tim đập yếu làm cho lượng máu và oxy lưu thông không được đảm bảo dẫn đến rối loạn tuần hoàn não.
  • Dị tật tim: Những liên kết động mạch chưa hoàn chỉnh ở tim do bẩm sinh sẽ dễ gây ra bệnh thiếu máu.

Tim-co-van-de-se-anh-huong-toi-viec-luu-thong-mau-va-oxy-den-nao-gay-roi-loan-tuan-hoan-nao

Tim có vấn đề sẽ ảnh hưởng tới việc lưu thông máu và oxy đến não gây rối loạn tuần hoàn não

Hồng cầu biến dạng

Hồng cầu ở trạng thái bình thường sẽ có hình bầu dục để di chuyển dễ dàng hơn trong mạch máu. Nhưng do quá trình di truyền mà một số người sẽ mắc phải bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. Với hình dạng này của hồng cầu, các tế bào máu thường gặp khó khăn khi di chuyển trong động mạch. Từ đó, oxy và máu sẽ không được vận chuyển đến khắp nơi trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.

>>> XEM THÊM: Rối loạn tuần hoàn não ở người trẻ tuổi có triệu chứng gì? 

Những yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn tuần hoàn não

Bên cạnh bệnh lý nền thì một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tuần hoàn não. Chẳng hạn:

  • Stress kéo dài làm cơ thể sản sinh nhiều gốc tự do và hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
  • Tuổi tác cao làm chức năng cơ quan trong cơ thể bị lão hóa dẫn đến quá trình lưu thông máu kém đi.
  • Chế độ ăn uống lạm dụng nhiều chất béo và gia vị làm tăng lượng cholesterol trong máu. 
  • Sử dụng nhiều chất kích thích có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia,... tăng nguy cơ béo phì và mảng xơ vữa.
  • Người lười vận động, ít tập thể dục làm ảnh hưởng dòng máu lên não. Đồng thời, ít vận động cũng sẽ khiến bạn dễ bị béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh đốt sống.
  • Ngoài ra nếu gia đình có người mắc bệnh tim thì bạn cũng sẽ có nguy cơ gặp phải các bệnh tim mạch. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn tuần hoàn não.

Lam-dung-thuc-an-nhanh-trong-thoi-gian-dai-khien-ban-co-nguy-co-cao-bi-roi-loan-tuan-hoan-nao

Lạm dụng thức ăn nhanh trong thời gian dài khiến bạn có nguy cơ cao bị rối loạn tuần hoàn não

Những cách cải thiện rối loạn tuần hoàn não hiệu quả

Rối loạn tuần hoàn não là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi đã xác định được nguồn gốc gây bệnh thì bạn hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Dưới đây là 3 cách phổ biến được áp dụng để chữa trị và tăng cường tuần hoàn não:

Thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín

Trước tiên, người bệnh cần đến những cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và xác định tình trạng rối loạn tuần hoàn não đang ở mức độ nào. Khi đó, bác sĩ sẽ tùy vào nguyên nhân gây rối loạn và triệu chứng cụ thể để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như:

  • Điều trị bằng thuốc tây đối với các triệu chứng nhẹ như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.... Một số thuốc đặc trị bao gồm: Cinnarizin, piracetam, cerebrolysin và thuốc cải thiện tuần hoàn não như ginkgo biloba,...
  • Can thiệp phẫu thuật đối với bệnh nhân đang trong tình trạng khẩn cấp cần tái lập lưu thông dòng máu lên não. Hai biện pháp chủ yếu là: Phẫu thuật lấy đi các mảng xơ vữa và cục máu đông trong động mạch, đặt stent giúp cho máu lưu thông lên não. 

Tai-cac-benh-vien-uy-tin-ban-se-duoc-chua-tri-roi-loan-tuan-hoan-nao-theo-tung-nguyen-nhan-va-tinh-trang-cu-the

Tại các bệnh viện uy tín bạn sẽ được chữa trị rối loạn tuần hoàn não theo từng nguyên nhân và tình trạng cụ thể

Tạo thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh

Một thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh sẽ góp phần duy trì sức khỏe, tăng cường máu lên não. Vì vậy, bạn hãy tạo cho mình một lối sống khoa học ngay từ ban đầu để cải thiện rối loạn tuần hoàn não bằng cách:

  • Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng và hạn chế thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, gia vị. Những thực phẩm mà người bệnh rối loạn tuần hoàn não cần bổ sung là: Cá, ức gà, thịt bò, rau chân vịt, lựu, ngũ cốc nguyên hạt,...
  • Tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,... để nâng cao sức khỏe và giảm tích tụ mảng xơ vữa.
  • Thường xuyên tập thể dục và vận động phù hợp sẽ giúp đả thông kinh mạch, tăng cường máu lên não.
  • Hạn chế làm việc, học tập dưới áp lực lớn trong thời gian dài gây stress và sản sinh các chất oxy hóa. Bên cạnh đó, bạn cũng xây dựng một thời gian biểu sinh hoạt hợp lý để cơ thể được nghỉ ngơi.

>>> XEM THÊM: Bệnh rối loạn tuần hoàn não có chữa khỏi được không?

Bổ sung dưỡng chất tăng cường trí não như sâm đất

Để hỗ trợ quá trình điều trị rối loạn tuần não, nhiều chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng cây sâm đất. Đây là dược liệu có tính bình, thường được thầy thuốc dùng cho các bệnh như: Giải độc, hoạt huyết, chống co giật hay chóng mặt.

Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã cho thấy sâm đất có các thành phần hóa học giúp chống oxy hóa và gốc tự do. Từ đó, giúp ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch máu. Đồng thời, cây sâm đất còn hỗ trợ bảo vệ DNA khỏi sự tổn thương do quá trình peroxy hóa lipid (LPO). Bạn có thể chọn sản phẩm thảo dược từ sâm đất kết hợp với các thành phần lành tính khác như: Hạt mào gà trắng, đinh lăng, bạch quả, dimethylglycine. Đây đều là những vị thuốc và chất bổ sung giúp cung cấp dưỡng chất cho não bộ, cải thiện quá trình lưu thông máu lên não.

San-pham-thao-duoc-tu-sam-dat-se-giup-ban-cai-thien-tot-chung-roi-loan-tuan-hoan-nao

Sản phẩm thảo dược từ sâm đất sẽ giúp bạn cải thiện tốt chứng rối loạn tuần hoàn não

Xác định đúng nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não là bước đầu tiên trong quá trình điều trị. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về rối loạn tuần hoàn não và cách cải thiện thì hãy để lại bình luận ở bên dưới. Các chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể theo từng tình trạng của bạn.

Tham khảo

Cerebrovascular Disease | Michigan Medicine (uofmhealth.org)

Cerebrovascular disease: Causes, symptoms, and treatment (medicalnewstoday.com)

Cerebrovascular Disease Symptoms and Treatment | Baptist Health