Khi nào cần dùng thuốc ngủ?
Hầu hết ai trong chúng ta cũng ít nhất một vài lần mất ngủ, do stress hoặc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài… đây là hiện tượng bình thường, không cần phải lo lắng. Nhưng một khi bị mất ngủ kéo dài, sức khỏe suy giảm, đời sống, công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng… thì hãy chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định nguyên nhân mất ngủ về đêm, từ đó có hướng khắc phục sớm nhất.
Dưới đây là một số trường hợp có thể sử dụng thuốc trị mất ngủ để gia tăng chất lượng giấc ngủ:
- Người bệnh mắc các vấn đề về thần kinh, người hay lo âu, trầm cảm hay bị kích động.
- Người hay mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc dễ bị đánh thức bởi những tác động nhỏ.
- Bị rối loạn đồng hồ sinh học, thời gian ăn – ngủ – nghỉ bất thường.
- Bị mất ngủ kéo dài, khó chìm sâu vào giấc ngủ, ngủ dậy hay có cảm giác mệt mỏi, uể oải, đau nhức cơ thể.
Nhiều người tìm đến thuốc ngủ để điều trị chứng mất ngủ lâu dài
Lợi ích khi dùng thuốc ngủ trị mất ngủ
Lợi ích chính của hầu hết các thuốc hỗ trợ giấc ngủ là chúng gây buồn ngủ để giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn hoặc duy trì giấc ngủ của bạn liên tục và sâu giấc hơn. Nhờ đó, các thuốc hỗ trợ giấc ngủ có thể giúp giúp cải thiện cả chất lượng và thời gian ngủ, cải thiện sự tập trung và năng suất học tập làm việc của bạn. Ngoài ra, chúng có thể giúp thiết lập lại lịch trình giấc ngủ của bạn, giúp bạn có được giấc ngủ đều đặn hơn.
Tuy nhiên, do đặc điểm dược lý riêng nên các thuốc ngủ có hiệu quả nhanh nhưng hết tác dụng cũng nhanh và không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây mất ngủ nếu có. Điều này có nghĩa rằng, hầu hết các thuốc hỗ trợ giấc ngủ không nên được sử dụng lâu dài. Việc uống thuốc ngủ lâu dài không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tác hại nguy hiểm cho bạn.
Bất cập khi sử dụng thuốc trị mất ngủ
Việc sử dụng thuốc ngủ cũng có những điểm hạn chế mà người bệnh cần phải lưu ý khi sử dụng
Uống thuốc ngủ có thể gây cảm giác buồn ngủ và uể oải vào ngày hôm sau
Do tác dụng phụ và thời gian tác dụng còn kéo dài, dùng thuốc ngủ có thể khiến bạn luôn trong trạng thái buồn ngủ vào sáng hôm sau. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu tỉnh táo, mất tập trung, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, một trong những vấn đề lớn nhất của lạm dụng thuốc ngủ là giảm khả năng tỉnh táo khi lái xe. Bạn không thể phán đoán tốt hay phản ứng nhanh nhạy trước các tình huống bất ngờ khi điều khiển xe lúc không tỉnh táo. Chính vì vậy, nguy cơ tai nạn cũng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, tác dụng an thần mạnh của một số loại thuốc ngủ có thể khiến bạn cảm thấy bối rối, chóng mặt hoặc không thể tập trung. Do đó, bạn có thể có nguy cơ bị té ngã hoặc các tai nạn khác khi uống thuốc ngủ sai cách.
Uống thuốc ngủ nhiều có thể gây mất trí nhớ hoặc mộng du
Khi sử dụng lâu dài hoặc dùng liều cao, một số loại thuốc ngủ kê toa, đặc biệt là benzodiazepine như triazolam, diazepam, bromazepam có thể gây ra tác dụng phụ mất trí nhớ và mộng du. Rủi ro này cũng đã được báo cáo ở những người sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ mới hơn như Zolpidem. Chúng có thể khiến bạn hay quên, giảm tập trung, dễ nhầm lẫn và sai sót trong công việc cũng như học tập, sinh hoạt hàng ngày nếu lạm dụng chúng.
Thuốc ngủ dễ gây cảm giác lờ đờ, mệt mỏi cho người bệnh vào ngày hôm sau
Nhờn thuốc, lệ thuộc vào thuốc ngủ
Khi uống thuốc ngủ trong thời gian dài, cơ thể của bạn sẽ quen dần và giảm đáp ứng dần với thuốc cùng liều lượng đó. Lúc này, bạn cần liều lượng ngày càng cao để đạt được hiệu quả tương tự trước đây. Để giảm thiểu rủi ro này, các chuyên gia khuyến cáo không dùng thuốc ngủ lâu hơn 7 – 10 ngày, chỉ trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Khi thuốc giảm hiệu quả, tuyệt đối không được tự ý tăng liều mà cần thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh thuốc phù hợp. Việc tăng liều mà không tham khảo ý kiến bác sĩ có thể gây quá liều thuốc ngủ. Đây là tình trạng khẩn cấp cần được chăm sóc y tế đặc biệt, vì uống thuốc ngủ quá liều có thể làm suy các chức năng của cơ thể đến mức gây bất tỉnh, hôn mê, suy hô hấp và thậm chí là tử vong.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ hợp lý
Người bệnh mất ngủ nên dùng thuốc ngủ liều thấp nhất, chúng sẽ có hiệu quả trong một thời gian ngắn, không dùng lâu hơn 3 tuần và không nên dùng mỗi đêm.
Sử dụng thuốc ngủ đúng liều lượng, thời gian
Khi dùng thuốc ngủ cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được phép tự suy đoán hoặc tự tính toán để tăng liều hoặc giảm liều. Nên uống thuốc ngủ trước lúc đi ngủ từ 30 phút – 1 tiếng. Sau khi đã uống thuốc, cần nhanh chóng đi ngủ và thường là không quá 5 - 10 phút. Đảm bảo rằng bản thân sẽ có từ 7 – 8 tiếng buổi tối để có được giấc ngủ trọn vẹn nhất.
Không di chuyển sau lúc uống thuốc
Như đã nói ở trên, trong vòng 5 - 10 phút sau khi uống thuốc ngủ theo toa, bạn sẽ phải lên giường để sẵn sàng chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, hạn chế ăn uống, gọi điện thoại hoặc quan hệ tình dục… vì khi này cơ thể đang trong tình trạng không tỉnh táo. Những hoạt động này sẽ làm giấc ngủ không sâu và không phát huy hết tác dụng của thuốc.
Không uống thuốc ngủ cùng các chất kích thích
Khi uống thuốc ngủ cùng một số chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) thì sẽ gây ra tác dụng phụ hoặc các phản ứng tiêu cực tới sức khỏe. Ngay cả cách dùng thuốc ngủ cùng rượu cũng có thể gây ra tình trạng bối rối, chóng mặt, mệt mỏi.
Không uống thuốc ngủ cùng với bia rượu
Sử dụng sản phẩm thảo dược trị mất ngủ
Có rất nhiều cách để cải thiện giấc ngủ của bạn mà không cần thuốc. Điều trị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ thường nên kết hợp thuốc hỗ trợ giấc ngủ bằng các liệu pháp hành vi khác để giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng mỗi đêm mà không cần lệ thuộc vào thuốc ngủ. Hoặc sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện tình trạng mất ngủ này.
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện đau đầu là một trong những giải pháp hàng đầu được chuyên gia khuyên dùng cũng như nhiều người lựa chọn. Viên uống Bổ Não Á Âu là sự kết hợp của 4 thảo dược: Cao sâm đất, đinh lăng, bạch quả, hạt mào gà trắng được coi là tứ quý trong điều trị bởi khả năng tác động toàn diện vào căn nguyên gốc rễ của bệnh, giúp hỗ trợ giảm tình trạng mất ngủ hiệu quả.
Viên uống Bổ Não Á Âu giúp cải thiện mất ngủ hiệu quả
Bổ Não Á Âu còn giúp hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu não, hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt do thiếu máu não. Bổ Não Á Âu cũng được ứng dụng công nghệ lượng tử với tính chất tăng gia tốc hạt, loại bỏ vòng thơm từ các gốc phenol có trong dược liệu sâm đất, từ đó giúp loại bỏ hoàn toàn tạp chất, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Công nghệ này cũng giúp thu được tối đa hàm lượng hoạt chất khi chiết xuất của các dược liệu, tăng độ đồng nhất của cao. Từ đó giúp sản phẩm cho hiệu quả tối đa. Nhờ công nghệ lượng tử mà viên uống Bổ Não Á Âu có thể giữ lại được trọn vẹn mùi thơm từ các dược liệu, giúp người dùng có thể cảm nhận rõ nhất hương vị từ thảo dược, yên tâm sử dụng. Bạn nên dùng ngay 4 viên Bổ Não Á Âu/ngày, dùng liên tục trong thời gian từ 1-3 tháng để đạt kết quả tốt nhất.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả đừng quên sử dụng viên uống Bổ Não Á Âu - Dưỡng cho não khỏe hàng ngày đau đầu chóng mặt tiền đình chớ lo bạn nhé. Nếu còn băn khoăn về tình trạng mất ngủ, bạn có thể để lại câu hỏi tại phần bình luận hoặc để được giải đáp kịp thời.
Thu Phương