Thiếu máu não là gì? 

Cơ thể cần hoạt động để duy trì sự sống. Một trong số đó là quá trình hít thở - mỗi nhịp thở đều mang oxy đến phổi, sau đó đi vào máu. Tiếp theo, máu mang oxy đi khắp cơ thể thông qua tĩnh mạch và động mạch. Bất kỳ mạch máu nào xuất hiện sự tắc nghẽn cũng có thể dẫn đến thiếu máu não cục bộ. 

Thiếu máu não (hay thiểu năng tuần hoàn não) được hiểu đơn giản là tình trạng não không nhận đủ máu, do đó, nó cũng bị thiếu oxy, dẫn tới các hoạt động không bình thường của hệ thần kinh trung ương. 

Não của người trưởng thành có khối lượng từ 1,2 - 1,4kg, chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể. Não bộ tiêu thụ lượng máu khoảng 15% tổng lượng máu. Đồng thời, não bộ cũng tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng oxy trong máu và sử dụng lên đến 25% lượng đường glucose để sản sinh năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh hoạt động bình thường. Do vậy, khi lượng máu lên não giảm, dẫn đến lượng oxy giảm sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Khi chứng thiếu máu não kéo dài sẽ khiến cho các tế bào thần kinh dần bị suy giảm chức năng và thoái hóa sớm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bị thiếu máu não trong thời gian dài có nguy cơ cao gặp phải nhiều chứng bệnh có liên quan tới hệ thần kinh như: Xơ hóa não, teo não, nhũn não, dẫn tới suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ, bệnh Parkinson,… Vì vậy, ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, người mắc cần có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp điều trị thiếu máu não hiện nay bao gồm: Dùng thuốc, phẫu thuật, kết hợp thay đổi lối sống.

Xem thêm: Những triệu chứng thiếu máu não bạn chớ nên chủ quan! 

Bị thiếu máu não nên ăn gì?

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh tật nói chung và chứng thiếu máu não nói riêng. Cụ thể, một số thực phẩm mà người bị thiếu máu não nên bổ sung đó là:

Gan lợn

Gan lợn chứa nhiều vitamin A, selen và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, gan lợn chứa nhiều sắt, cứ 100g gan lợn sẽ có khoảng 25mg sắt. Người bị thiếu máu não nên bổ sung sắt bằng cách ăn gan lợn. Thực đơn chuẩn cho món ăn này là từ 1 đến 2 bữa trong tuần. Tuy nhiên, gan lợn cũng chứa một lượng độc tố có hại cho cơ thể. Do đó, bạn nên chế biến thật kỹ và không được lạm dụng quá nhiều để tránh gây tác dụng phụ.

Thịt bò

Thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều protein và các chất dưỡng chất như vitamin B6, B2, B12, sắt. Các chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh khả năng tái tạo hồng cầu, từ đó hỗ trợ cung cấp lượng oxy cần thiết cho não bộ. Đây là một trong những thực phẩm lý tưởng mà người bị thiếu máu não không nên bỏ qua. Bạn có thể kết hợp thịt bò với các thực phẩm dinh dưỡng khác để món ăn được phong phú và đa dạng hơn.

Hải sản

Hải sản là nhóm thực phẩm được nhiều người ưa thích, không những vì độ ngon mà còn bởi hàm lượng dinh dưỡng cao chứa trong nó. Trong hải sản chứa các dưỡng chất thiết yếu như kẽm, axit amin, vitamin B12, sắt,... rất tốt cho máu. Ngoài ra, hải sản còn có tác dụng hỗ trợ đẩy nhanh sản sinh hồng cầu, giảm mệt mỏi, căng thẳng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Trứng gà

Trứng gà là thực phẩm quen thuộc của mọi nhà. Trong loại thực phẩm này chứa rất nhiều protein, photpho, canxi,… giúp hỗ trợ tái tạo lượng máu cho cơ thể nhanh chóng. Nhờ đó góp phần cải thiện các triệu chứng mà bệnh thiếu máu não gây ra.

Cá hồi

Một nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng thuộc Đại học Harvard tại Mỹ đã nhận định rằng, trong cá hồi chứa một lượng lớn axit béo omega-3, giúp hỗ trợ cải thiện lượng cholesterol trong máu hiệu quả. Đặc biệt, khi ăn cá hồi thường xuyên sẽ giúp hạn chế được tình trạng máu bị vón cục, gây tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, DHA có trong axit béo không no của loại thực phẩm này còn giúp hỗ trợ cải thiện trí nhớ hiệu quả, phục hồi chức năng não bộ.

Cà rốt

Cà rốt được biết tới với nhiều công dụng bổ ích cho sức khỏe. Ngoài hỗ trợ chị em làm đẹp, dưỡng da, cà rốt còn là loại thực phẩm mà người bị thiếu máu não cần bổ sung. Bởi trong cà rốt có chứa nhiều calo, beta carotene, các loại vitamin, magie,… giúp hỗ trợ lưu thông và tăng cường bổ sung máu cho cơ thể.

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh giúp cải thiện lượng hemoglobin - chất có vai trò cung cấp oxy cho các mô và tế bào trong máu. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều súp lơ xanh còn hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe, giúp ngăn chặn nguy cơ gây ung thư, giảm dị ứng cho cơ thể.

Xem thêm: Thiếu máu não uống nước gì để cải thiện?