Thiếu máu não là gì?

Não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Mặc dù khối lượng chỉ bằng vài phần trăm trọng lượng cơ thể nhưng bộ phận này nhận được hơn 20% lượng máu. Ngưng tuần hoàn não khoảng 6 - 7 giây sẽ ngất, ngừng 5 phút thì các tế bào não sẽ chết. Thiếu máu não hay còn gọi thiểu năng tuần hoàn não được định nghĩa là hiện tượng thiếu hụt oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của não. Khi đó, các tế bào thần kinh không có đủ năng lượng hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương.

tuan-hoan-nao.jpg

Thiếu máu não là hiện tượng não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng

Đây là bệnh lý rất phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, hầu hết các độ tuổi. Tuy nhiên, người cao tuổi hoặc người lao động trí óc thường xuyên căng thẳng,… sẽ dễ bị thiếu máu não hơn cả. Tại Việt Nam, có một thực tế đáng báo động là số lượng người trẻ mắc chứng thiếu máu não đang gia tăng nhanh chóng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu lên não nhưng chủ yếu là do xơ vữa động mạch. Đây là bệnh lý làm hẹp và gây tắc nghẽn lòng mạch, khiến máu khó lưu thông. Tế bào não không được cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và gốc tự do là nguồn gốc gây nên những cơn thiếu máu não.

Xem thêm: Thiếu máu não uống nước gì để cải thiện?

Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, thiếu máu não là tình trạng rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Hậu quả trước mắt mà người bệnh thiếu máu não sẽ phải đối mặt đó là những triệu chứng như:

  • Đau đầu: Bệnh thiếu máu não có thể gây ra những cơn đau đầu dữ dội. Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện ở một vùng cố định, sau đó sẽ lan dần ra khắp đầu. Do vậy, người bị thiếu máu não thường có cảm giác đầu nặng trịch, nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều.
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Người mắc chứng thiếu máu não rất dễ gặp những triệu chứng này ngay cả khi đang ở nơi yên tĩnh, thoáng đãng. Khi cảm thấy mình đứng không vững, bạn hãy dựa ngay vào đâu đó. Nếu không tìm được điểm tựa thì hãy ngồi thụp xuống, tránh để bị mất thăng bằng hoặc vấp ngã, có thể dẫn đến chấn thương xương khớp hoặc sọ não.
  • Mất ngủ: Vì các tế bào thần kinh không đủ năng lượng nên người bị thiếu máu não thường gặp những vấn đề về giấc ngủ như: Khó ngủ, ngủ chập chờn, gặp ác mộng,... Hậu quả của việc mất ngủ kéo dài là người bệnh luôn cảm thấy chán nản và mệt mỏi, không có hứng thú làm việc, hay gắt gỏng, dễ bị kích động,…

Thiếu máu não gây mất ngủ

Thiếu máu não gây mất ngủ

  • Tê bì, nhức mỏi chân tay: Người mắc bệnh thiếu máu não thường có cảm giác tê mỏi, buồn bực ở đầu ngón tay, đôi lúc cảm thấy đau dọc xương sườn hoặc lạnh sống lưng, đau dọc vai gáy,...
  • Suy giảm trí nhớ: Tình trạng thường xuyên mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh suy giảm trí nhớ, nhanh quên mọi việc. Điều này tác động không nhỏ đến cuộc sống. 

Không chỉ là những ảnh hưởng trước mắt, khi chứng thiếu máu não kéo dài sẽ khiến cho các tế bào thần kinh dần bị suy giảm chức năng và thoái hóa sớm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bị thiếu máu não trong thời gian dài có nguy cơ cao gặp phải nhiều chứng bệnh có liên quan tới hệ thần kinh như: Xơ hóa não, teo não, nhũn não, dẫn tới suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ, bệnh Parkinson,…

Xem thêm: Các bài tập cho người bị thiếu máu não cực hiệu quả

Bị thiếu máu não phải làm sao?

Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, người mắc cần có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Nhằm giúp việc chữa trị có hiệu quả, người bệnh nên chú ý:

  • Cố gắng ngủ đủ giấc, khoảng 7 tiếng/ngày.
  • Uống nhiều nước hơn, ăn nhiều thực phẩm bổ máu như: Thịt nạc, sữa, các loại cá, bí đỏ, rau bina, súp lơ, đậu tương, đậu xanh, đậu hà lan,…

Người bị thiếu máu não nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt

Người bị thiếu máu não nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt

  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ ngọt và không hút thuốc lá.
  • Vận động cơ thể thường xuyên để thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu. Người bệnh nên tập các động tác như cúi - ngửa đầu, nghiêng sang 2 bên để vận động cơ vùng đầu cổ thường xuyên. Vận động nhẹ nhàng vào buổi tối cũng giúp bạn dễ ngủ hơn.
  • Tránh làm việc quá nặng, căng thẳng, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần bằng các bài tập thở, yoga, ngồi thiền, dưỡng sinh.
  • Người cao tuổi không nên tắm nước lạnh mỗi khi ra ngoài về, luôn giữ ấm cơ thể. Lúc ngủ dậy nên nằm một lát trước khi ra khỏi giường và sử dụng thuốc điều trị các bệnh mắc kèm theo đúng chỉ định của bác sĩ bởi thiếu máu não ở người già rất có thể là do hệ quả của cao huyết áp và nhiều vấn đề tim mạch khác.
  • Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược: Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp sống khỏe bằng cách ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất lành mạnh thì xu hướng sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để tăng tuần hoàn máu não và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đang được giới chuyên gia khuyên dùng cũng như nhiều người ưu tiên lựa chọn.