Chuyên gia trả lời:

Chào bạn Thanh Hà, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với những thắc mắc trên chúng tôi xin giải đáp như sau:

Trạng thái cáu giận vô cớ là gì? 

Theo các chuyên gia, cáu giận là cảm xúc không hiếm gặp, có thể phát sinh từ những yếu tố tác động bên ngoài hoặc ngay trong cơ thể bạn. Bên cạnh cảm giác khó chịu, thường xuyên cáu gắt, bạn còn phải đối mặt với các triệu chứng sau: 

  • Khó tập trung, lơ đễnh.
  • Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức.
  • Nhịp tim đập nhanh, đau đầu chóng mặt.
  • Thở nhanh hoặc nông.

Xem thêm: Hoa mắt chóng mặt nên ăn gì?

Hay cáu giận vô cớ cảnh báo bệnh lý gì?

Triệu chứng cáu giận vô cớ kéo dài có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, thậm chí là dấu hiệu của một số rối loạn tinh thần, điển hình như: 

Trầm cảm

Các triệu chứng của trầm cảm luôn đi liền với buồn bã, mệt mỏi, sụt cân. Vì vậy, người bệnh dễ trở nên cáu giận, cơn thịnh nộ có thể bùng phát ở bất cứ đâu. Chẳng hạn như trong bữa ăn, mọi người đang thảo luận với nhau và đột nhiên bạn cảm thấy khó chịu, muốn gây hấn, xô xát. Đây không chỉ là phản ứng cảm xúc đơn thuần mà còn bắt nguồn từ các vấn đề bên trong cơ thể. 

Stress

Chịu đựng áp lực đè nặng lên tinh thần trong thời gian dài khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn bình thường. Từ đó, hàng loạt trạng thái tiêu cực như: Cáu gắt, nổi nóng,... có khả năng bộc phát.

stress.png

Stress khiến bạn rơi vào trạng thái cáu gắt vô cớ

Căng thẳng trong cuộc sống thường gắn liền với công việc, học tập, gia đình hoặc chấn thương tâm lý. Một người sở hữu cuộc sống căng thẳng luôn gặp khó khăn trong việc quản lý tâm trạng. Bên cạnh đó, cuộc sống đầy áp lực cũng là nguyên nhân khiến bạn trở nên ít khoan dung hơn với mọi người xung quanh. 

Lo âu 

Sự lo âu kéo dài, khiến bạn luôn sống trong tâm trạng tiêu cực, khó kiểm soát cảm xúc, dễ cáu gắt, bực bội vô cớ. Tình trạng này có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống thường ngày, chẳng hạn như:

  • Hiệu suất công việc.
  • Hoạt động hàng ngày.
  • Mối quan hệ cá nhân.

Những người từng trải nghiệm cảm giác lo âu, hoảng loạn luôn lo lắng về sự tái phát. Lúc này, họ có xu hướng tìm mọi cách để ngăn chặn, chính vì vậy, người bệnh cảm thấy quá sức và dễ cáu gắt trước mọi thứ.

Thiếu ngủ

Việc không ngủ đủ giấc (thiếu ngủ) thường dẫn đến cảm giác khó chịu, gắt gỏng, tâm trạng dễ bị kích động, khó quản lý cảm xúc. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 1/3 người trưởng thành bị thiếu ngủ, họ thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm và khó ngủ lại. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bạn cần ngủ 7-8 giờ/đêm, để cơ thể luôn cảm thấy dễ chịu, sảng khoái vào sáng hôm sau. 

Xem thêm: Bị rối loạn cảm giác do di chứng não dùng Bổ Não Á Âu được không?

Giải pháp xoa dịu căng thẳng, cáu giận vô cớ

Bạn Thanh Hà thân mến! Cáu giận là một trong những cảm xúc cơ bản của con người, tuy nhiên, hiện tượng trên kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe. Do đó, tìm hiểu và điều trị đúng nguyên nhân gây cáu gắt sẽ giúp bạn nhanh chóng cân bằng lại cảm xúc. Ngày nay, bên cạnh việc tham khảo những bí quyết trên, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp ổn định cảm xúc. 

Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy rằng, có rất nhiều thảo dược quý và hợp chất thiên nhiên giúp cung cấp các chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh, làm tăng tuần hoàn não; Bổ sung các vitamin, khoáng chất làm tăng cường dinh dưỡng cho tế bào não, … như:

Sâm đất: Rễ sâm đất chứa các hoạt chất chống oxy hóa, có thể ức chế stress oxy hóa gây ra bởi các tác nhân gây độc thần kinh khác nhau trong não.

Hạt mào gà trắng: Phenolic và flavonoid có trong hạt mào gà trắng giúp tạo các enzyme chống oxy hóa và dọn sạch những gốc tự do, hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả. 

Đinh lăng: Rễ đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi. Ngoài ra, đinh lăng còn có tác dụng ức chế mạnh hoạt độ men MAO ở não và gan. 

Bạch quả: Bạch quả có tác dụng điều trị thiểu năng tuần hoàn não gồm suy giảm sự tập trung và trí nhớ, lú lẫn, mất nghị lực, mệt mỏi, giảm vận động thể lực, tâm trạng trầm cảm, lo âu, chóng mặt, ù tai. Bạch quả giúp cải thiện rối loạn dẫn truyền thần kinh và dự phòng thương tổn màng bởi gốc tự do. Ngoài ra, các thành phần flavonoid trong bạch quả giúp trung hòa gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh. 

DMG (Dimethylglycine): DMG giúp giảm căng thẳng bằng cách cải thiện phản ứng miễn dịch, tăng cường năng lượng, giúp cơ thể tỉnh táo hơn. DMG hỗ trợ sản xuất creatine và phosphocreatine, cung cấp năng lượng và kiềm chế sự mệt mỏi về tinh thần. Bởi vì DMG có thể vượt qua hàng rào máu não, giúp tối đa hóa chức năng não, tăng cường thị lực và cải thiện sự tập trung tinh thần. 

Chúc bạn sức khỏe!