Tìm hiểu về hội chứng rối loạn tiền đình và thiếu máu não

Thiếu máu não và rối loạn tiền đình thường bị nhầm lẫn do có nhiều biểu hiện giống nhau như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,... Tuy nhiên, hai căn bệnh này có nguyên nhân khác nhau cùng một số triệu chứng riêng biệt. Cụ thể:

Rối loạn tiền đình là tình trạng như thế nào?

Rối loạn tiền đình là tình trạng người bệnh mất khả năng giữ thăng bằng, khi đi đứng dễ bị chao đảo. Nguyên nhân là do dây thần kinh tiền đình số 8 bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân. Dây thần kinh số 8 gồm hai bộ phận với các nhiệm vụ riêng: Cơ quan ốc tai (chức năng cảm giác thính giác), cơ quan tiền đình (giữ thăng bằng). Vì vậy, khi dây thần kinh này bị tổn thương sẽ khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm hệ thống tiền đình rối loạn, gây mất thăng bằng kèm theo hoa mắt, chóng mặt.

Day-than-kinh-so-8-bi-ton-thuong-anh-huong-den-he-thong-tien-dinh-dan-toi-mat-kha-nang-thang-bang

Dây thần kinh số 8 bị tổn thương ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình dẫn tới mất khả năng thăng bằng

>>> XEM THÊM: Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không và cách chữa trị hiệu quả

Thiếu máu não là bệnh gì?

Thiếu máu não là tình trạng não bộ không nhận đủ lượng máu và oxy được bơm từ tim. Não bộ chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng toàn cơ thể, nhưng lại cần đến 25% lượng máu để hoạt động. Vì vậy, khi các tế bào não không được cung cấp đủ máu trong thời gian nhất định sẽ dẫn đến thiếu máu não. Tình trạng này kéo dài không chỉ làm suy giảm chức năng não mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ và có thể tử vong.

Sự khác biệt giữa rối loạn tiền đình và thiếu máu não

Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh thiếu máu não và rối loạn tiền đình là vì một số biểu hiện giống nhau như: Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất ngủ, suy giảm thị giác,... Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ thì các biểu hiện này sẽ có sự khác biệt về đặc điểm và mức độ. Chẳng hạn:

  • Rối loạn tiền đình: Các cơn đau đầu tự phát, không tập trung vào một điểm nhất định. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là khó giữ thăng bằng, dễ bị té ngã. Đồng thời, người bệnh còn bị chóng mặt, hoa mắt rất nặng, dù có nằm nghỉ vẫn không hết. Ù tai sẽ xuất hiện rõ rệt vì cơ quan ốc tai bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Thiếu máu não: Đau đầu thường tập trung vào vùng chẩm, vùng gáy và mức độ ngày càng tăng. Các dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và giảm khi nghỉ ngơi. Người bệnh vẫn giữ được thăng bằng, triệu chứng ù tai chỉ xuất hiện thoáng qua.

Ngoài ra, rối loạn tiền đình và thiếu máu não còn bắt nguồn từ các nguyên nhân, cũng như dẫn tới những biến chứng khác nhau. Cụ thể là:

  • Nguyên nhân: Rối loạn tiền đình ngoại biên chủ yếu do bị viêm dây thần kinh tiền đình, viêm tai giữa; Rối loạn tiền đình trung ương thường do thiếu máu não hoặc tổn thương não. Trong khi đó, bệnh thiếu máu não thường bắt nguồn từ các bệnh tim mạch như huyết áp cao, suy tim hoặc mảng xơ vữa động mạch.
  • Biến chứng: Rối loạn tiền đình khiến người bệnh dễ bị té ngã, dễ xảy ra tai nạn nhưng không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người bệnh vì không thể sinh hoạt bình thường. Trong khi đó, biến chứng nguy hiểm nhất của thiếu máu lên não là đột quỵ, xuất huyết não.

Can-dua-vao-cac-trieu-chung-dac-trung-va-nguyen-nhan-de-phan-biet-roi-loan-tien-dinh-va-benh-thieu-mau-nao

Cần dựa vào các triệu chứng đặc trưng và nguyên nhân để phân biệt rối loạn tiền đình và bệnh thiếu máu não

Mối liên hệ giữa bệnh rối loạn tiền đình và thiếu máu não

Thiếu máu lên não và rối loạn tiền đình là hai căn bệnh thường xuất hiện cùng nhau. Vì khi bị thiếu máu não sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh, trong đó bao gồm hệ thống tiền đình. Đặc biệt, thiếu máu não cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên. Ngược lại, người bị rối loạn tiền đình thường ảnh hưởng rất nhiều về tâm lý, hay chán nản, bực bội, chán ăn, lười vận động. Điều này khiến quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng, lâu ngày dẫn đến thiếu máu não.

Ngoài ra, khi bạn cảm thấy mệt mỏi, luôn suy nghĩ tiêu cực do rối loạn tiền đình cũng gây căng thẳng kéo dài. Stress làm cơ thể tạo ra các gốc tự do và hình thành mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch. Từ đó, máu khó có thể truyền lên não gây ra bệnh thiếu máu não.

Benh-tien-dinh-va-thieu-mau-nao-vua-la-nguyen-nhan-vua-la-he-qua-cua-nhau

Bệnh tiền đình và thiếu máu não vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nhau

Những biện pháp điều trị rối loạn tiền đình và thiếu máu não hiện nay

Rối loạn chức năng tiền đình và thiếu máu não có mối quan hệ tác động qua lại. Vì vậy, khi điều trị bạn cần phối hợp cải thiện máu lên não và hồi phục chức năng tiền đình. Các phương pháp chữa trị bao gồm:

Điều trị bằng thuốc

Bước đầu trong điều trị rối loạn tiền đình và thiếu máu não là phải kiểm soát các triệu chứng trước mắt bằng cách dùng một số loại thuốc chuyên biệt. Thông thường, người bệnh sẽ được kê các thuốc giúp tăng tuần hoàn não để cải thiện khả năng hoạt động của hệ tiền đình. Các nhóm thuốc bao gồm:

  • Nhóm thuốc dùng để điều trị và giảm thiểu tình trạng chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, đau đầu, hoa mắt: Cinnarizin, promethazine, dimenhydrinate, acetyl leucine,...
  • Thuốc ức chế canxi có tác dụng điều trị chóng mặt, đau nửa đầu và tăng tuần hoàn máu não như flunarizin.
  • Nhóm thuốc benzodiazepines giúp người bệnh giảm thiểu lo lắng, tránh bị ảnh hưởng tâm lý do bệnh tiền đình.
  • Thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình và tăng cường tuần hoàn não như: Ginkgo biloba, piracetam,...

Can thiệp phẫu thuật

Nếu việc điều trị bằng thuốc không giúp cải thiện rối loạn tiền đình và thiếu máu não, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp phẫu thuật. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng của người bệnh mà có phương pháp can thiệp phù hợp. Ví dụ:

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Vá màng nhĩ cho bệnh viêm tai giữa, tái định vị sỏi tai, phẫu thuật cắt bỏ cơ quan thăng bằng cuối,...
  • Rối loạn tiền đình trung ương: Can thiệp đặt stent động mạch hoặc phẫu thuật loại bỏ mảng xơ vữa tái lập dòng máu lưu thông lên não. Đây cũng là hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến cho người bị thiếu máu não.

Nguoi-benh-roi-loan-chuc-nang-tien-dinh-va-thieu-mau-nao-se-duoc-phau-thuat-neu-dung-thuoc-tay-khong-hieu-qua

Người bệnh rối loạn chức năng tiền đình và thiếu máu não sẽ được phẫu thuật nếu dùng thuốc tây không hiệu quả

Bổ sung thảo dược sâm đất

Sâm đất hay còn được gọi là sâm nam, khoai sâm là dược liệu có vị ngọt, tính bình. Trong đông y, sâm đất thường được dùng để chống lại các cơn co giật, chóng mặt, giúp hạ huyết áp, hoạt huyết.

Theo tây y, dược liệu này chứa nhiều thành phần hóa học giúp tăng cường hoạt động của các enzym chống oxy hóa, như: Catalase, superoxide. Vì vậy, sâm đất có tác dụng đáng kể trong việc ngăn ngừa hình thành các gốc tự do và tạo ra mảng xơ vữa. Đồng thời, sâm đất kết hợp cùng các loại dược liệu như: Hạt mào gà trắng, đinh lăng, bạch quả và dimethylglycine sẽ giúp:

  • Hạ cholesterol trong máu.
  • Chống tăng huyết áp.
  • Chống hình thành huyết khối.
  • Giúp cơ thể không còn mệt mỏi.

Nhờ đó, tình trạng thiếu máu não được kiểm soát tốt hơn, hệ thống tiền đình cũng hoạt động ổn định.

Sam-dat-la-duoc-lieu-co-kha-nang-hoat-huyet-giup-bao-ve-he-than-kinh-va-he-thong-tien-dinh

Sâm đất là dược liệu có khả năng hoạt huyết, giúp bảo vệ hệ thần kinh và hệ thống tiền đình

>>> XEM THÊM: Sâm đất - Cây thuốc quý trong cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Xây dựng lối sống khoa học

Ngoài việc điều trị y khoa thì người bệnh rối loạn tiền đình và thiếu máu não cũng cần thực hiện một lối sống khoa học để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Bao gồm:

  • Ăn uống lành mạnh: Bổ sung rau xanh, thịt cá, thịt bò, thịt gà, và trái cây. Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe. Đồng thời tránh uống nước ngọt có gas, rượu bia, hút thuốc lá,...
  • Luôn uống đủ nước mỗi ngày để giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.
  • Hạn chế làm việc căng thẳng liên tục trong thời gian dài gây stress khiến cơ thể sản sinh các gốc tự do có hại. Nếu bạn phải ngồi làm việc trước máy tính thì khoảng 1 - 2h cần đứng dậy hoặc di chuyển tầm mắt. 
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để duy trì sức khỏe và tăng cường lưu thông máu.
  • Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh nền hoặc phát hiện sớm các vấn đề và điều trị kịp thời.

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não là hai bệnh khác nhau nhưng dễ gây nhầm lẫn do có một số biểu hiện tương đồng. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng để có biện pháp xử lý đúng. Để được giải đáp các vấn đề liên quan đến rối loạn tiền đình và thiếu máu não, bạn hãy bình luận xuống bên dưới. Các chuyên gia sẽ liên hệ và tư vấn cụ thể hơn cho bạn.

Tham khảo

Central vestibular disorder due to ischemic injury on the pa... : Medicine (lww.com)

Vertigo vs. Stroke: How to Tell the Difference | Flint Rehab

How to Reduce Dizziness After Stroke: Causes & Treatment (flintrehab.com)