Rối loạn tiền đình nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không là một câu hỏi được quan tâm rất nhiều từ những người đang mắc bệnh và gia đình của họ. Tác động của rối loạn tiền đình bao gồm ảnh hưởng trước mắt và biến chứng đối với sức khỏe người bệnh. Cụ thể:

Những ảnh hưởng sức khỏe trước mắt

Rối loạn tiền đình thể hiện rõ nhất ở sự mất cân bằng, khiến cho chất lượng đời sống và công việc của người bệnh bị suy giảm. Chẳng hạn như:

  • Những cơn chóng mặt, choáng váng hay buồn nôn gây khó tập trung, làm giảm hiệu suất học tập hay làm việc. Tình trạng này nếu kéo dài còn khiến nhiều người phải từ bỏ công việc, nhất là những lĩnh vực đòi hỏi cao về sức khỏe như: Lái xe, vận động viên, xây dựng,...
  • Rối loạn tiền đình gây mất ngủ vì não bộ phải làm việc quá tải. Không ít người ban đêm khó ngủ, buổi sáng lại ngủ gà ngủ gật, thiếu tập trung và suy giảm trí nhớ. 
  • Mệt mỏi vào buổi sáng vì cơn chóng mặt, đau đầu xảy ra khi bạn thay đổi tư thế. 
  • Rối loạn tiền đình do viêm dây thần kinh, viêm tai giữa,... ảnh hưởng đến thính giác, thậm chí là mất thính lực.
  • Rối loạn chức năng tiền đình khiến thị giác và hệ tiền đình gặp trở ngại khi cùng nhau hoạt động. Bệnh nhân trở nên nhạy cảm và gặp các khó khăn như: Chuyển động, cử động đầu, nhìn theo đồ vật, hoa mắt,...

Khi những triệu chứng của rối loạn tiền đình kéo dài, còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mệt mỏi và tự cô lập bản thân. Lâu dần bệnh nhân có thể bị trầm cảm nặng hoặc gặp vấn đề về tâm lý. Nguy hiểm hơn, nếu rối loạn tiền đình tái phát đột ngột khi đang tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao sẽ rất dễ gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Trieu-chung-cua-roi-loan-tien-dinh-khien-cuoc-song-va-cong-viec-tro-nen-dao-lon

Triệu chứng của rối loạn tiền đình khiến cuộc sống và công việc trở nên đảo lộn

>>> XEM THÊM: Rối loạn tiền đình ở người trẻ có triệu chứng gì và do đâu?

Những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng

Rối loạn tiền đình còn là hệ quả của các bệnh tim mạch hoặc rối loạn tuần hoàn não. Tất cả các bệnh này đều gây thiếu máu cục bộ ở tiểu não, thân não hoặc nhân tiền đình. Tình trạng thiếu máu ngày càng trầm trọng có thể gây chết não hoặc tổn thương não không thể hồi phục. Đây cũng là nguyên nhân của các cơn đột quỵ dẫn đến tử vong. Dù được cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân cũng có nguy cơ phải đối mặt với tai biến, liệt nửa người đến cuối đời.

Cách điều trị rối loạn tiền đình giúp hạn chế biến chứng

Chúng ta đã biết sự nguy hiểm của rối loạn tiền đình và những ảnh hưởng của nó đến đời sống. Vậy bệnh rối loạn tiền đình có hết không? Mặc dù rối loạn tiền đình mang lại nhiều trở ngại trong cuộc sống và nguy hiểm tiềm ẩn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chữa trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh với 4 cách sau:

Dùng thuốc kiểm soát rối loạn tiền đình

Trong điều trị rối loạn tiền đình, một số loại thuốc thường được chỉ định là:

  • Thuốc làm giảm các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, đau đầu, hoa mắt như: Thuốc kháng histamin H1 (cinnarizin), promethazine, scopolamine, acetyl leucine,... Những thuốc này còn có tác dụng cải thiện triệu chứng say tàu xe.
  • Thuốc ức chế canxi như flunarizin giúp bệnh nhân giảm đau nửa đầu và thiểu năng tuần hoàn não.
  • Thuốc an thần giúp trấn tĩnh tinh thần, giảm cảm giác lo lắng, ví dụ benzodiazepines (diazepam).
  • Thuốc hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu lên não: Piracetam, ginkgo biloba,...  cải thiện các tổn thương mạch máu hoặc thiếu máu não dẫn đến rối loạn tiền đình.

Cac-thuoc-tay-se-khac-phuc-tam-thoi-nhung-van-de-nhu-dau-dau-chong-mat-do-roi-loan-tien-dinh-gay-ra

Các thuốc tây sẽ khắc phục tạm thời những vấn đề như đau đầu, chóng mặt,... do rối loạn tiền đình gây ra

Điều trị nguyên nhân làm hệ tiền đình bị rối loạn

Kiểm soát và hạn chế các triệu chứng của rối loạn tiền đình chỉ là biện pháp khắc phục trước mắt. Để phòng tránh bệnh tái phát, điều cốt lõi là xác định nguồn gốc gây rối loạn chức năng tiền đình nhằm chữa trị nguyên nhân gây bệnh. Một số phương pháp điều trị nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiền đình bao gồm:

  • Chữa viêm dây thần kinh tiền đình bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm.
  • Điều trị bệnh chóng mặt tư thế kịch phát lành tính bằng nghiệm pháp tái định vị sỏi tai.
  • Phẫu thuật vá màng nhĩ và dùng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân bị viêm tai giữa.
  • Tăng cường máu lưu thông lên não bằng cách: Dùng thuốc thúc đẩy lưu thông máu, điều trị bệnh tim mạch, can thiệp động mạch vành loại bỏ cục máu đông,...

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

Bên cạnh việc điều trị bằng y khoa, người bị rối loạn tiền đình cần xây dựng lối sống lành mạnh để cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Cụ thể:

  • Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, thịt cá, gà và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Uống đủ mỗi ngày nhằm giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
  • Không ăn quá nhiều các món ăn có dầu mỡ hay gia vị, hạn chế lạm dụng các thức uống có gas, uống rượu bia, hút thuốc lá,...
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu tình trạng căng thẳng gây hại cho cơ thể.
  • Tập thể dục điều độ (30 phút/ngày) để thúc đẩy lưu thông máu. Ngoài ra, bạn hãy tập một số bài tập phục hồi chức năng tiền đình như: Bài tập cho mắt, bài tập Romberg (giữ cho cơ thể thăng bằng).

Loi-song-lanh-manh-ket-hop-cung-cac-bai-tap-gop-phan-phuc-hoi-chuc-nang-tien-dinh 

Lối sống lành mạnh kết hợp cùng các bài tập góp phần phục hồi chức năng tiền đình 

>>> XEM THÊM: Tuyệt chiêu chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc cực đơn giản

Dùng thực phẩm bổ sung tốt cho hệ tiền đình 

Để não bộ và hệ tiền đình hoạt động tốt hơn, người bệnh có thể sử dụng cây sâm đất. Theo y học cổ truyền, đây là dược liệu có tính bình, vị ngọt, thường được dùng chữa các bệnh như: Hoạt huyết, chống co giật, mệt mỏi và chóng mặt.

Ngày nay, đã có nhiều nghiên cứu về công dụng của cây sâm đất đối với hệ thần kinh. Trong đó, nổi bật nhất là một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy dược liệu này có tác dụng chống stress oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ vậy, sâm đất có khả năng ngăn ngừa cơ thể sản sinh các gốc tự do làm tổn thương não và hệ tiền đình. Hơn nữa, sâm đất còn giúp hạn chế quá trình peroxy hóa (LPO) trong vỏ não. Từ đó, bảo vệ DNA khỏi sự tổn thương do gốc hydroxyl trong các mô gây ra.

Bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần từ sâm đất kết hợp cùng các vị thuốc như: Bạch quả, đinh lăng, hạt mào gà trắng,... Đây là những dược liệu giúp hạ huyết áp, tăng cường trí não, chống lại các tác nhân làm rối loạn tiền đình.

Sam-dat-giup-bo-sung-duong-chat-cho-nao-bo-va-tang-cuong-suc-khoe-he-thong-tien-dinh

Sâm đất giúp bổ sung dưỡng chất cho não bộ và tăng cường sức khỏe hệ thống tiền đình

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Đây là căn bệnh không gây tử vong ngay lập tức nhưng tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi phát hiện bản thân bị rối loạn tiền đình, bạn nên chữa trị ngay nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Để biết thêm thông tin về rối loạn tiền đình và cách điều trị, bạn có thể để lại bình luận ở phía dưới.

Tham khảo

Anxiety in Vestibular Disorders | IntechOpen

Vestibulopathy & Disability Benefits | Osterhout Berger Disability Law (mydisabilityattorney.com) 

Balance problems - Symptoms and causes - Mayo Clinic